Trong tháng 1/2013, Ngân hàng Thế giới (WB) hạ dự báo tăng trưởng toàn cầu năm 2013 từ 3% xuống 2,4% và năm 2014 từ 3,3% xuống 3,1%, đồng thời dự báo tăng trưởng năm 2015 ở mức 3,3%. Theo báo cáo Triển vọng Kinh tế toàn cầu của WB, các nền kinh tế phát triển sẽ không đóng vai trò là động lực thúc đẩy tăng trưởng toàn cầu.
Dựa trên ước tính của WB,Business Insiderđã chọn ra 20 nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong giai đoạn từ 2013-2015. Điều đáng chú ý, những quốc gia thuộc danh sách trên không phải là các nền kinh tế hùng mạnh nhất thế giới hay các nước có mức sống cao nhất. Đây là những quốc gia đang đối mặt với tình trạng mất cân bằng về thu nhập, GDP bình quân trên đầu người rất thấp hoặc các nước kém phát triển.
1. Mông Cổ
Tăng trưởng GDP năm 2012: 11,80%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 16,20%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 13,60%
Kể từ năm 1985, Mông Cổ đã chuyển đổi khá thành công sang thành nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hỗn hợp. Các mỏ khoáng sản như đồng, vàng, than, urani, thiếc và vonfram chính là nguồn tài nguyên đem lại sự giàu có cho Mông Cổ. Lĩnh vực xuất khẩu hàng hóa và đầu tư nước ngoài sẽ tiếp tục là động lực cho đà tăng trưởng GDP của Mông Cổ trong thời gian tới.
2. Iraq
Tăng trưởng GDP năm 2012: 11,10%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 13,50%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 12,23%
Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Iraq có thể gia tăng lại sau khi quân đội Mỹ rút lui khỏi đất nước này. Xuất khẩu dầu mỏ, hoạt động chính mang lại sự giàu có cho quốc gia này đã phục hồi về mức trước khi có chiến tranh. Ngoài ra, việc áp dụng cơ chế thị trường tự do, tăng cường khung pháp lý cho các doanh nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng là chìa khóa đem lại đà tăng trưởng cho quốc gia này.
3. Cộng hòa Đông Timor
Tăng trưởng GDP năm 2012: 10,00%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 10,00%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 10,63%
Hoạt động khai thác dầu khí ngoài khơi là nguồn doanh thu chính của Chính phủ Cộng hòa Đông Timor. Ngân sách quốc gia này đang chi khá nhiều cho việc khôi phục cơ sở hạ tầng bị tàn phá bởi quân đội Indonesia từ năm 1999. Tuy nhiên, việc quá phụ thuộc vào lĩnh vực dầu khí và tình trạng thất nghiệp lại là các rào cản đối với đà tăng trưởng của nước này.
4. Sierra Leone
Tăng trưởng GDP năm 2012: 25,00%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 11,10%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 9,54%
Nước cộng hòa Sierra Leone là một quốc gia nhỏ nằm ở Tây Phi, tiếp giáp Guinea và Liberia. Gần 50% lực lượng lao động của Sierra Leone tham gia vào lĩnh vực nông nghiệp, khiến dự trữ khoáng sản của quốc gia này tương đối kém phát triển. Được biết, kim cương chiếm gần một nửa kim ngạch xuất khẩu của Sierra Leone.
5. Trung Quốc
Tăng trưởng GDP năm 2012: 7,90%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 8,40%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 8,77%
Quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới và nền kinh tế lớn thứ hai toàn cầu đang dần chuyển đổi từ nền kinh tế nhà nước và tiến tới các yếu tố của một thị trường tự do. Dân số già, diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm, nhu cầu nội địa ảm đạm là các rủi ro đối với đà tăng trưởng của nước này. Trung Quốc đang dẫn đầu trong việc phát triển năng lượng thay thế, đặc biệt là năng lượng mặt trời.
6. Mozambique
Tăng trưởng GDP năm 2012: 7,50%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 8,00%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 8,73%
Phần lớn dân số của Mozambique đều sống dưới mức nghèo khó và viện trợ nước ngoài chiếm đến 50% ngân sách Chính phủ. Xuất khẩu nhôm của Mozambique chiếm hơn 30% kim ngạch xuất khẩu và sự biến động của giá hàng hóa tăng đã tác động đến tăng trưởng GDP của nước này.
7. Ghana
Tăng trưởng GDP năm 2012: 7,50%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 7,80%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 8,15%
50% cho GDP của Ghana được đóng góp bởi lĩnh vực dịch vụ. Ngoài ra, hoạt động sản xuất dầu, vàng và cacao chính là cơ sở cho đà tăng trưởng trong tương lai của quốc gia này. Yếu tố lạm phát được dự báo tăng mạnh hơn tăng trưởng GDP thực trong vòng hai năm tới và vấn đề hạ thấp gánh nặng nợ vẫn còn là thách thức lớn đối với quốc gia châu Phi có thu nhập trung bình này.
8. Lào
Tăng trưởng GDP năm 2012: 8,20%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 7,50%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 8,08%
75% lực lượng lao động của Lào hoạt động trong nông nghiệp, lĩnh vực đóng góp khoảng 30% vào GDP của quốc gia này. Đầu tư nước ngoài vào các lĩnh vực thủy điện, khai khoáng và xây dựng đã thúc đẩy tăng trưởng của Lào và hạ thấp tỷ lệ đói nghèo trong vòng hai thập kỷ qua. Ngoài ra, nợ công của Lào khá thấp so với nhiều quốc gia châu Á khác.
9. Angola
Tăng trưởng GDP năm 2012: 8,10%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 7,20%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 8,08%
85% GDP của quốc gia thành viên OPEC này đến từ sản xuất dầu và các ngành công nghiệp liên quan. Angola vẫn còn hoen ố bởi nạn tham nhũng và tàn dư chiến tranh cuộc nội chiến năm 1991. Hầu hết người dân Angola sản xuất nông nghiệp theo hình thức tự cung tự cấp để kiếm sống.
10. Ethiopia
Tăng trưởng GDP năm 2012: 7,80%
Tăng trưởng GDP ước tính năm 2013: 7,50%
Tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2013-2015: 7,96%
Cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Ethiopia. Dù tăng trưởng GDP khá cao nhưng bình quân GDP trên đầu người của quốc gia này lại thuộc hàng thấp nhất thế giới. Tại Ethiopia, toàn bộ đất đai đều thuộc sở hữu của nhà nước và đây là một yếu tố khá quan trọng vì nông nghiệp chiếm đến hơn 40% GDP đất nước.
Theo Nguyễn Tâm
VnExpress
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/viet-nam-truot-top-20-nen-kinh-te-tang-truong-nhanh-2013020808521551ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,531.30 | 5,081.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,597.50 | 4,147.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,686.40 | 13,386.40 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.30 | 1,420.30 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 144
- Truy cập hôm nay: 3470
- Lượt truy cập: 7790122