Đầu tư vào ngân hàng: Có lãi như kỳ vọng?
2013-03-04 08:41:48
Theo đó, rất nhiều DN từ các tập đoàn DNNN hùng mạnh đến các DN tư nhân thi nhau bỏ vốn đầu tư vào NH... Và hệ quả là cho đến nay, hệ thống của nền kinh tế trước nỗi lo về hậu quả nợ xấu, tình trạng sở hữu chéo, quan hệ không minh bạch giữa ngân hàng và nhất là DN “sân sau” của NH…
Vậy đầu tư vào NH có còn hấp dẫn nữa hay không? Chuyên trang Tiền tệ - Đầu tư có loạt bài về vấn đề này.
Bài 1: Những hệ lụy từ đầu tư chồng chéo
Nhìn vào các bản báo cáo cơ cấu cổ đông của các NHTMCP ở VN, có thể thấy khá đầy đủ các gương mặt từ các tổng công ty đến các tập đoàn DNNN bỏ vốn đầu tư vào các NH.
Có thể điểm mặt được các “đại gia” đang mạnh tay chi tiền trái ngành như: Tập đoàn Bảo Việt sở hữu BaoVietBank; TCty Petrolimex đầu tư vào PG Bank; Tập đoàn Viettel thì sở hữu NH Quân đội (MBB); PVN bỏ vốn vào OceanBank, NH Dầu khí Toàn cầu; Tập đoàn Dệt - May VN (Vinatex) đầu tư vào NH Nam Việt; Tập đoàn CNThan-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Caosu Việt Nam sở hữu SHB, Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông của ABBank... Rồi Cty thông tin di động (MobiFone thuộc VNPT) và TCty Khí Việt Nam (PV Gas) thuộc PVN là cổ đông chiến lược của SeABank; VNPT tham gia góp vốn vào NH LienVietBank... Rồi FPT - tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Tập đoàn Doji bỏ vốn vào Tienphong Bank...
Bản thân các tập đoàn DNNN, tư nhân đã bỏ vốn vào NH, nhưng chính các NH cũng đang đầu tư chéo, sở hữu lẫn nhau, như trường hợp MSB đang nắm giữ trên 10% cổ phần của MBB; Vietcombank đang là cổ đông tại MBB, Phương Đông (OCB); Agribank là cổ đông của MSB...
Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy hệ thống NH VN như một mạng nhện bùng nhùng với những mảng đầu tư chồng chéo, sở hữu lẫn nhau, khó mà phân định được ai là cổ đông chính, ai là cổ đông phụ...
Một chuyên gia NH bình luận, đã qua rồi cái thời phát triển nóng, đầu tư vào NH không còn là một vốn bốn lời nữa... Nợ xấu, thôn tính lẫn nhau, tăng trưởng tín dụng âm...; đây là hậu quả của thời gian phát triển nóng của hệ thống NH thời gian qua
Từ việc đầu tư bung ra dẫn đến việc các NH, DN sở hữu chéo, sở hữu lẫn nhau, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, NH - đề nghị các cơ quan quản lý xem xét kỹ mục đích sở hữu NH của các đối tác là cá nhân, tổ chức.
Theo quy định, một cá nhân được sở hữu tối đa 10% cổ phần NH và một DN chỉ sở hữu tối đa 5%. Cá nhân sở hữu nhiều cổ phần là bởi không có khả năng lũng đoạn NH, còn DN có sức mạnh tài chính, khả năng lũng đoạn dễ dàng hơn nên phải kiểm soát lượng cổ phần sở hữu NH chặt chẽ hơn. Những cổ đông sở hữu vượt quy định sẽ bị phạt, phải thanh lý số cổ phần vượt đó. Muốn mua CP, cá nhân phải có tiền tích lũy chứ không thể dùng tiền vay NH.
Theo TS Hiếu, nếu không ngăn chặn việc đầu tư chồng chéo, tiền giữa các NH sẽ chảy vào những tài sản có độ rủi ro cao như đầu cơ CP, vàng, địa ốc... gây tình trạng sốt giá ảo như thời gian qua. Dòng tiền đó còn có thể được dùng để thao túng thị trường ngoại tệ, đẩy tỉ giá thị trường tự do lên cao hơn thị trường chính thức.
Việc đầu tư chồng chéo còn gián tiếp làm tốc độ tăng tài sản của NH lên nhanh vượt bậc, nhưng thực chất là tăng ảo do NH này gửi vốn vào NH khác, chuyển vốn qua Cty được ủy thác để gửi vốn trở lại cho một NH khác nữa nhằm đẩy tăng trưởng huy động và tài sản lên. Mặt khác, việc vay mượn từ các Cty con giúp tăng tín dụng, nhưng thực tế thì nền kinh tế không hấp thụ được vốn...
Có thể nói, tình trạng đầu tư chồng chéo đang gây hậu quả xấu cho thị trường tài chính. Nhiều kiến nghị của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đề nghị NHNN cần nhanh chóng sửa các giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng liên quan đến cổ đông lớn, xóa bỏ các lỗ hổng pháp lý để cá nhân, tổ chức không thể kiểm soát NH thông qua nhiều tầng nấc trung gian... Với những nhóm cổ đông hiện hữu (gồm cả Nhà nước lẫn tư nhân), nếu có nắm giữ cổ phiếu NH trực tiếp hay gián tiếp vượt mức giới hạn của quy định mới thì buộc phải có kế hoạch thoái vốn gửi cho NHNN giám sát và có chế tài kiểm soát chặt chẽ hơn.
Bài 1: Những hệ lụy từ đầu tư chồng chéo
Nhìn vào các bản báo cáo cơ cấu cổ đông của các NHTMCP ở VN, có thể thấy khá đầy đủ các gương mặt từ các tổng công ty đến các tập đoàn DNNN bỏ vốn đầu tư vào các NH.
Có thể điểm mặt được các “đại gia” đang mạnh tay chi tiền trái ngành như: Tập đoàn Bảo Việt sở hữu BaoVietBank; TCty Petrolimex đầu tư vào PG Bank; Tập đoàn Viettel thì sở hữu NH Quân đội (MBB); PVN bỏ vốn vào OceanBank, NH Dầu khí Toàn cầu; Tập đoàn Dệt - May VN (Vinatex) đầu tư vào NH Nam Việt; Tập đoàn CNThan-Khoáng sản Việt Nam (Vinacomin) và Tập đoàn Caosu Việt Nam sở hữu SHB, Điện lực Việt Nam (EVN) là cổ đông của ABBank... Rồi Cty thông tin di động (MobiFone thuộc VNPT) và TCty Khí Việt Nam (PV Gas) thuộc PVN là cổ đông chiến lược của SeABank; VNPT tham gia góp vốn vào NH LienVietBank... Rồi FPT - tập đoàn hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin và Tập đoàn Doji bỏ vốn vào Tienphong Bank...
Bản thân các tập đoàn DNNN, tư nhân đã bỏ vốn vào NH, nhưng chính các NH cũng đang đầu tư chéo, sở hữu lẫn nhau, như trường hợp MSB đang nắm giữ trên 10% cổ phần của MBB; Vietcombank đang là cổ đông tại MBB, Phương Đông (OCB); Agribank là cổ đông của MSB...
Từ những dẫn chứng trên, có thể thấy hệ thống NH VN như một mạng nhện bùng nhùng với những mảng đầu tư chồng chéo, sở hữu lẫn nhau, khó mà phân định được ai là cổ đông chính, ai là cổ đông phụ...
Một chuyên gia NH bình luận, đã qua rồi cái thời phát triển nóng, đầu tư vào NH không còn là một vốn bốn lời nữa... Nợ xấu, thôn tính lẫn nhau, tăng trưởng tín dụng âm...; đây là hậu quả của thời gian phát triển nóng của hệ thống NH thời gian qua
Từ việc đầu tư bung ra dẫn đến việc các NH, DN sở hữu chéo, sở hữu lẫn nhau, TS Nguyễn Trí Hiếu - chuyên gia trong lĩnh vực tài chính, NH - đề nghị các cơ quan quản lý xem xét kỹ mục đích sở hữu NH của các đối tác là cá nhân, tổ chức.
Theo quy định, một cá nhân được sở hữu tối đa 10% cổ phần NH và một DN chỉ sở hữu tối đa 5%. Cá nhân sở hữu nhiều cổ phần là bởi không có khả năng lũng đoạn NH, còn DN có sức mạnh tài chính, khả năng lũng đoạn dễ dàng hơn nên phải kiểm soát lượng cổ phần sở hữu NH chặt chẽ hơn. Những cổ đông sở hữu vượt quy định sẽ bị phạt, phải thanh lý số cổ phần vượt đó. Muốn mua CP, cá nhân phải có tiền tích lũy chứ không thể dùng tiền vay NH.
Theo TS Hiếu, nếu không ngăn chặn việc đầu tư chồng chéo, tiền giữa các NH sẽ chảy vào những tài sản có độ rủi ro cao như đầu cơ CP, vàng, địa ốc... gây tình trạng sốt giá ảo như thời gian qua. Dòng tiền đó còn có thể được dùng để thao túng thị trường ngoại tệ, đẩy tỉ giá thị trường tự do lên cao hơn thị trường chính thức.
Việc đầu tư chồng chéo còn gián tiếp làm tốc độ tăng tài sản của NH lên nhanh vượt bậc, nhưng thực chất là tăng ảo do NH này gửi vốn vào NH khác, chuyển vốn qua Cty được ủy thác để gửi vốn trở lại cho một NH khác nữa nhằm đẩy tăng trưởng huy động và tài sản lên. Mặt khác, việc vay mượn từ các Cty con giúp tăng tín dụng, nhưng thực tế thì nền kinh tế không hấp thụ được vốn...
Có thể nói, tình trạng đầu tư chồng chéo đang gây hậu quả xấu cho thị trường tài chính. Nhiều kiến nghị của các chuyên gia trong lĩnh vực tài chính đề nghị NHNN cần nhanh chóng sửa các giới hạn về sở hữu, cấp tín dụng liên quan đến cổ đông lớn, xóa bỏ các lỗ hổng pháp lý để cá nhân, tổ chức không thể kiểm soát NH thông qua nhiều tầng nấc trung gian... Với những nhóm cổ đông hiện hữu (gồm cả Nhà nước lẫn tư nhân), nếu có nắm giữ cổ phiếu NH trực tiếp hay gián tiếp vượt mức giới hạn của quy định mới thì buộc phải có kế hoạch thoái vốn gửi cho NHNN giám sát và có chế tài kiểm soát chặt chẽ hơn.
Bài cuối: Nên tách bạch chức năng thương mại và đầu tư
Theo Quốc Huy
Lao động
http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/dau-tu-vao-ngan-hang-co-lai-nhu-ky-vong-20130303121150433ca34.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,489.60 | 5,039.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,562.90 | 4,112.90 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,575.10 | 13,275.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,752.50 | 1,402.50 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 86
- Truy cập hôm nay: 2228
- Lượt truy cập: 7788880