Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Có một nước Mỹ vẫn đang hoạt động?
2013-03-18 08:50:40

Nền kinh tế lớn nhất thế giới đang ở trong tình trạng không mấy sáng sủa. Với gói cắt giảm ngân sách 85 tỷ USD bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/3, mọi thứ ngày càng tồi tệ. Nếu Quốc hội Mỹ không đạt được thỏa thuận về ngân sách, chính phủ sẽ phải đóng cửa vào ngày 28/3. Đến tháng 5, Mỹ chạm trần nợ công. Trừ khi các nhà làm luật nhất trí nâng trần nợ, nước Mỹ sẽ vỡ nợ. 
 
Đây là nước Mỹ đang bị cười nhạo. Nợ ngày càng tăng, dân số ngày càng già đi đe dọa đến ngân sách, các trường học trở nên xoàng xĩnh khi so sánh với tiêu chuẩn quốc tế, hệ thống cơ sở hạ tầng ọp ẹp, luật lệ chồng chéo, hệ thống thuế quá phức tạp, hệ thống nhập cư gây nhiều phiền toái. 
 
Trong bảng xếp hạng cạnh tranh toàn cầu của Diễn đàn kinh tế thế giới WEF, Mỹ tụt xuống hạng thứ 7 chỉ trong 4 năm. Năm ngoái, cả Tổng thống Obama và đối thủ Mitt Romney đều than phiền rằng giấc mơ Mỹ đang dần phai nhạt. Ngày nay, các doanh nghiệp ngồi trên đống tiền mặt khổng lồ 2.000 tỷ USD, không dám đầu tư bởi lo sợ tương lai bấp bênh ở phía trước.
 
Bộ máy vẫn hoạt động
 
Tuy nhiên, vẫn còn có 1 bức tranh khác về nước Mỹ - nơi mọi thứ vẫn đang hoạt động. Một số người vẫn gọi đây là “nền kinh tế thực”. Các số liệu được công bố gần đây cho thấy thị trường lao động và khu vực bất động sản khá khỏe mạnh. Các bảng cân đối kế toán của người tiêu dùng đang được sửa chữa dần dần. Thị trường chứng khoán liên tục lập kỷ lục. 
 
Một số yếu tố có tín hiệu tích cực là do tính chu kỳ: khu vực tư nhân đang phục hồi sau khi lâm vào khủng hoảng. Tuy nhiên, những dấu hiệu này cũng phản ánh sự thực là nền kinh tế lớn nhất thế giới đang bắt đầu giải quyết được một số vấn đề sâu xa. Các doanh nghiệp và chính trị gia không còn chờ đợi “chiếc phao cứu sinh” từ phía chính phủ liên bang. Thay vào đó, họ đang tự tháo gỡ khó khăn. 
 
Một trong những lý do khiến người ta lạc quan là các nhà sáng chế của Mỹ đang rất bận rộn trong khi các doanh nhân cũng nhanh chóng nắm bắt các ý tưởng. Tỷ trọng của đầu tư vào công tác nghiên cứu và phát triển trong sản lượng của nền kinh tế đã quay trở lại mức 2,9% của thời kỳ trước khủng hoảng. Mỹ là quê hương của 27 trong số 30 trường đại học có nhiều nghiên cứu khoa học được trích dẫn nhất. Trong khi rất nhiều nước được ban tặng trữ lượng dầu và khí dồi dào lâm vào ngõ cụt, nước Mỹ đã nhanh chóng tìm ra cách thương mại hóa nguồn tài nguyên ấy. 
 
Một phần số tiền chi cho công nghệ năng lượng đến từ chính phủ liên bang. Tuy nhiên, cuộc cách mạng đá phiến (shale revolution) vẫn xảy ra bất chấp Tổng thống Obama kiên quyết kêu gọi sử dụng năng lượng sạch. Cuộc cách mạng ấy được hỗ trợ bởi các doanh nhân cũng như chính quyền địa phương đua nhau cạnh tranh thu hút nhà đầu tư. 
 
Các bang trên toàn nước Mỹ cũng đang áp dụng các cải cách sâu rộng với mong muốn thu hút đầu tư và người nhập cư. Các bang Louisiana và Nebraska muốn xóa bỏ thuế thu nhập doanh nghiệp và thu nhập cá nhân. Bang Kansas lập ra “ban bãi bỏ” để chống tham nhũng và có phần thưởng hậu hĩnh cho các trường trung học làm tốt công tác dạy nghề. Bang Ohio tư nhân hóa cơ quan phát triển kinh tế trong khi Virginia cải cách hệ thống thuế nhiên liệu.
 
Trong khi chính phủ liên bang ngồi yên, các bang nghĩ ra nhiều biện pháp mới để có được tiền đầu tư cho đường sá, cầu cống và trường học. Chicago có 1 quỹ tín thác đặc biệt huy động nguồn vốn tư nhân tân trang lại hệ thống cơ sở hạ tầng. Indiana cũng thực hiện tư nhân hóa để quyên tiền xây dựng đường sá.
 
Dấu hiệu thay đổi cũng đang xuất hiện trong lĩnh vực giáo dục. Các trường học đang có cuộc cải cách lớn nhất trong lịch sử. 38 bang đã cải cách hệ thống lương cho giáo viên. 42 bang cho phép trường học tự quản. 
 
Tất cả phụ thuộc vào chính phủ 
 
Luật pháp, cải tiến, cơ sở hạ tầng và giáo dục, đây là 4 nhân tố sống còn đối với sức cạnh tranh của 1 quốc gia. Tập hợp của những điều nhỏ bé xảy ra ở các bang sẽ là 1 điều to lớn. Đó là bản chất cốt lõi của bộ máy vận hành nền kinh tế Mỹ. 
 
Còn chính phủ liên bang thì sao? Trong một vài trường hợp, luật liên bang chính là chất xúc tác cho các cải cách về giáo dục. Tuy nhiên, thông thường thì luật lệ thiếu liên quan và trở thành vật cản. Luật liên bang hạn chế thu phí trên đường cao tốc, làm mất đi nguồn tài trợ để xây dựng các con đường. Đầu tư vào hoạt động nghiên cứu và phát triển bị cản trở bởi luật lệ. Luật di cư khiến những người nhập cư tài năng gặp nhiều khó khăn. 
 
Và, mọi thứ có thể trở nên tồi tệ hơn. Cuộc khủng hoảng sản xuất ở Washington có thể xói mòn tất cả. Hệ thống giáo dục tốt hơn và nhiên liệu rẻ hơn là điều tuyệt vời. Tuy nhiên, nếu như Tổng thống Obama và Quốc hội Mỹ không thể làm gì trước chi phí lương hưu và y tế ngày càng gia tăng, nền kinh tế vẫn có thể sụp đổ. Đến năm 2037, các khoản chi này sẽ chiếm tới 17% GDP. Nếu không thể đi đến đồng thuận, chí ít thì ông Obama và đảng Cộng hòa cũng không nên phá hỏng mọi thứ. 
 
Thu Hương

Theo TTVN/The Economist





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,460.705,010.70
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,538.904,088.90
100g ABC Bullion Bar
14,498.1013,198.10
1kg ABC Bullion Silver
1,741.101,391.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 52
  • Truy cập hôm nay: 1004
  • Lượt truy cập: 7787656