Đa phần người Mỹ phản đối phe Cộng hòa trong lưỡng viện, dù vậy nhiều khả năng Đảng này vẫn sẽ kiểm soát Hạ viện. Lý do: họ đã cẩn thận phân chia khu vực bầu cử sao cho khối cử tri mang tính quyết định luôn thuộc phe Cộng hòa.
Trong cuộc bầu cử năm 2010, Đảng Cộng hòa giành đa số tại Hạ viện và thắng thêm hơn 700 ghế tại nghị viện các bang, nên Đảng này có lợi thế lớn trong đợt phân chia lại khu vực bầu cử 10 năm một lần.
Lợi thế ấy giúp họ cơ cấu các khu vực bầu cử an toàn hơn và đảm bảo thế đa số ở Hạ viện vào năm 2012 dù khi bầu Tổng thống, họ thua tới 5 triệu phiếu. Trên cả nước, ứng viên Dân chủ dành được nhiều hơn ứng viên Cộng hòa khoảng 1,4 triệu phiếu.
Kìm chân Obama
Kết quả bầu cử này cho phép Hạ viện mà phe Cộng hòa chiếm đa số có quyền phủ quyết hoặc đòi thay đổi các chính sách của Tổng thống Barack Obama.
Căng thẳng sẽ tiếp tục leo thang trong những tháng tới vì TT Obama chủ trương tăng thuế và cắt giảm chi tiêu để chống thâm hụt. Cách làm này được 67% người Mỹ đồng tình.
Còn Hạ viện Cộng hòa tuần trước công bố kế hoạch ngân sách sẽ chấm dứt nạn thâm hụt trong vòng 10 năm với 4,6 nghìn tỷ USD cắt giảm chi tiêu và không thu thuế mới.
Các đời Tổng thống trước từng trải qua chuyện này rồi. 5/6 nhiệm kỳ Tổng thống trước đều có một giai đoạn Hạ viện do đảng đối lập kiểm soát (trừ TT Jimmy Carter).
Cuộc chiến ở nghị viện cấp bang
Thường thì cơ quan lập pháp bang có nhiệm vụ giám sát quá trình phân chia lại 435 khu vực bầu cử của Hạ viện, với mục đích phản ánh các thay đổi sau tổng điều tra dân số.
Vấn đề là kể từ năm 2010, phe Cộng hòa gần như kiểm soát toàn bộ quá trình này nhờ lập kế hoạch tốt và bạo chi.
Từ năm 2008, Đảng này đã cấp tập chuẩn bị cho cuộc bầu cử năm 2010 thông qua gây quỹ và tìm ứng viên tranh cử. Ủy ban Lãnh đạo Cộng hòa cấp bang còn lập hẳn một dự án mang tên “Đa số vẽ lại” riêng cho mục đích này (Redistricting Majority Project, REDMAP).
“Có thể chi hàng trăm triệu USD chiến đấu trong một hai chục khu vực bầu cử trong suốt 10 năm, hoặc có thể tốn ít hơn nhiều và “cơ cấu” trước được mọi cuộc bầu cử trong vòng 10 năm,” Chris Jankowski, Chủ tịch RSLC, nói. “Đỡ tốn kém, lại rất thực tế.”
Bản đồ khu vực bầu cử số 172 trước và sau khi bị "cơ cấu"
|
Một khi đã nắm quyền, chuyện vẽ lại biên giới để dành lợi thế bầu cử nay quá đơn giản vì đã có công nghệ.
Phần mềm vẽ bản đồ ngày càng rẻ, chính xác và dễ kiếm hơn. Các ông nghị cấp bang không khó kiếm được số liệu chi tiết về thông tin đăng ký của cử tri, kết quả các lần bầu cử trước và cơ cấu dân số để dự báo chính xác cử tri sẽ bầu thế nào.
Và chuyện này càng ngày càng dễ. Chuyện cả khu vực nhất nhất chỉ bầu cho một đảng ngày càng phổ biến: trong cuộc bầu cử năm 201, chưa đến 30 khu vực bầu cử chọn Tổng thống của đảng này nhưng lại chọn Dân biểu của đảng khác, thấp nhất trong 90 năm qua.
Phe Cộng hòa còn có thể “vẽ bản đồ” có lợi cho mình ở những bang vẫn nghiêng về phe Dân chủ.
Ở Michigan, Ohio và Pennsylvania, phe Dân chủ chỉ tập trung ở đô thị nên phe Cộng hòa lại càng dễ dàng dồn họ vào một số ít khu vực bầu cử trong khi ở phần lớn các khu vực còn lại, dù có “sít sao”, nhưng phe Cộng hòa luôn thắng.
Bắc Carolina
Ở Pennsylvania, người bỏ phiếu cho Đảng Dân chủ hầu hết tập trung quanh Philadelphia và Pittsburgh, thế nên phe Cộng hòa dành được 13/18 ghế Dân biểu dù khi bầu cử toàn bang lại thua tới 100.000 phiếu.
Ở Bắc Carolina, phe Cộng hòa cơ cấu cho ba khu vực bầu cử gồm toàn người Dân chủ, còn trong 10 khu vực còn lại, người bỏ phiếu cho Đảng Cộng hòa bao giờ cũng “nhỉnh hơn một ít”. Tính tổng toàn bang, phe Cộng hòa thua 100.000 phiếu.
Không chỉ “vẽ bản đồ” để dành lợi thế trong bầu cử Hạ viện liên bang, phe Cộng hòa còn cơ cấu cả khu vực bầu cử của Hạ viện cấp bang để khiến phe Dân chủ khó đảo ngược được trò “vẽ bản đồ” trong đợt phân chia lại năm 2020.
Ở Michigan, ứng viên Cộng hòa dành hầu hết trong số 110 ghế Hạ viện bang trong khi tổng số phiếu được bầu lại ít hơn phe Dân chủ 350.000. Rõ ràng, chiêu cơ cấu của Đảng Cộng hòa đã rất hiệu quả.
Phe Dân chủ phản công
Một trong những lần hai đảng xung đột dữ dội nhất về chuyện “vẽ bản đồ” là tại Texas năm 2003.
Khi ấy lãnh đạo phe đa số của Hạ viện Mỹ Tom DeLay giật giây một vụ “vẽ bản đồ” khiến các nghị sỹ Dân chủ tức giận tới mức họ bỏ sang các bang khác để kế hoạch này không thể qua vì không đủ số nghị sỹ tối thiểu.
Ủy ban Đạo đức Hạ viện sau đó đã cảnh cáo DeLay vì ông này từng lợi dụng Cơ quan Hàng không liên bang để tìm xem các nghị sỹ Dân chủ “trốn” ở đâu.
Dù vụ này có bùng lên chỉ một tháng trước cuộc bầu cử năm 2004, nhưng không thể ngăn nổi phe Cộng hòa dành thêm 5 ghế Dân biểu từ Texas, qua đó tiếp tục giữ thế đa số trong Hạ viện.
Tòa án tối cao Hoa Kỳ sau đó bác bỏ tấm bản đồ do phe Cộng hòa vẽ tại Texas và đích thân vẽ lại một bản đồ mới. Kết quả là phe Dân chủ dành thêm hai ghế dân biểu ở Texas trong cuộc bầu cử năm 2006, thậm chí còn thắng luôn cả ghế của DeLay.
Minh Tuấn
Theo TTVN/Bloomberg
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/my-ve-lai-ca-ban-do-de-thang-cu-201303241746091770ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,483.90 | 5,048.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,556.50 | 4,136.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,556.60 | 13,256.60 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,751.00 | 1,401.00 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 72
- Truy cập hôm nay: 2276
- Lượt truy cập: 7786455