Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Tăng trưởng tín dụng: vừa khó vừa... tù mù
2013-04-10 08:50:30

 

Theo chỉ tiêu được ngân hàng Nhà nước thông báo mới đây, mức “trần” tăng trưởng tín dụng của mỗi ngân hàng năm 2013 chỉ xoay quanh mức định hướng 12% của cả hệ thống.

Trong khi nhiều ngân hàng đã đặt mục tiêu tăng trưởng tín dụng cao trong năm 2013 thất vọng vì bị giới hạn “room” thì cũng không ít ngân hàng lo không đạt nổi kế hoạch.

 

 

Cuối tuần qua, giám đốc một doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh lĩnh vực may mặc nhận được lời chào vay vốn của nhân viên tín dụng chi nhánh một ngân hàng thương mại cổ phần tại Hà Nội: vay sản xuất kinh doanh, lãi suất khoảng 9%/năm trong ba tháng đầu và khoảng 12% trong những tháng tiếp theo, áp dụng cho hợp đồng tín dụng ngắn hạn; nếu vay dài hạn lãi suất từ năm thứ hai trở đi thả nổi. Trường hợp vay tiêu dùng, lãi suất vay vốn cũng chỉ xấp xỉ 10%/năm, thời hạn vay vốn có thể kéo dài tới 10 – 15 năm, nếu khách hàng có tài sản thế chấp. Thấy giám đốc doanh nghiệp tỏ ra ngần ngừ với khoản lãi suất thả nổi, nhân viên tín dụng vội giải thích: “Nếu chị vay dài hạn, chúng em cũng phải sử dụng nguồn vốn huy động dài hạn – mà lãi suất huy động hiện đã xấp xỉ 10%/năm rồi”.

Cho vay dưới giá vốn còn khó…

“Chỉ mới nửa năm trước thôi, khó mà hình dung lãi suất có thể về mức xấp xỉ 10%/năm như thế này”, giám đốc doanh nghiệp trên nhận xét. Tuy nhiên, doanh nghiệp còn cân nhắc chuyện vay mượn, vì lo đầu tư ra rồi, có bán được hàng mà trả nợ?

Đây cũng là tâm lý chung của lãnh đạo phần lớn doanh nghiệp, trong bối cảnh sản xuất kinh doanh ảm đạm, sức mua èo uột hiện nay. Chính vì vậy, lãnh đạo các ngân hàng cũng phải đau đầu tìm đầu ra cho tín dụng, dù lãi suất đã có bước lùi được ghi nhận là nhanh, mạnh trong gần một năm qua.

Phó tổng giám đốc một ngân hàng tại Hà Nội chia sẻ, trừ một số ít ngân hàng nhỏ, yếu kém vẫn đói thanh khoản, còn lại đều dư thừa tiền. Không thể liều lĩnh hạ điều kiện vay vốn, các ngân hàng chủ yếu cạnh tranh bằng lãi suất. Cũng theo ông này, vẫn còn những hợp đồng tín dụng đã ký kết trước đó có lãi suất vay vốn 14 – 15%/năm, thậm chí 17 – 18%/năm, nhưng tỷ lệ rất thấp. Mặt khác, hợp đồng như vậy, nhưng khách hàng có trả đủ mức lãi suất đó không lại là chuyện khác. “Thậm chí, nhiều trường hợp khách hàng trả đủ phần gốc đã là may rồi”, ông này nói.

Tổng giám đốc ngân hàng Eximbank Trương Văn Phước, cho biết, không phải đợi đến Chính phủ thúc giục, bản thân các ngân hàng đều đã phải chủ động giảm lãi suất, để thúc đẩy tín dụng đầu ra. Như Eximbank, mức lãi suất 9 – 10%/năm đã được ngân hàng áp dụng từ nhiều tháng nay. Với mức lãi suất cho vay này, theo tính toán của ông Phước, ngân hàng phải chịu lỗ xấp xỉ 0,5%/năm, song còn hơn phải gửi vốn trên thị trường liên ngân hàng với mức lãi suất chỉ 3 – 4%/năm. Dù vậy, hoạt động cho vay vẫn rất khó khăn, chậm chạp, trong gần hai tháng qua, dư nợ tín dụng của ngân hàng mới tăng lên khoảng 8.000 tỉ đồng. 

Ông Phước nói: “Nếu không có lời, ngân hàng không có nguồn để trích lập dự phòng rủi ro. Chúng tôi một mặt vẫn nỗ lực mọi cách để hạ thấp chi phí, để tiếp tục hạ thấp hơn nữa lãi suất cho vay vốn. Song mặt khác, tôi cho rằng, hiện nay tín dụng nghẽn không nằm ở câu chuyện lãi suất. Nền kinh tế đang cần một cú hích, trong đó tập trung giải phóng đầu ra cho sản phẩm, thị trường là quan trọng nhất”.

Chỉ tiêu tín dụng: ngân hàng Nhà nước không nên làm thay

Trước diễn biến này, ngân hàng Nhà nước (NHNN) cũng đã có sự điều chỉnh mạnh về chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng năm 2013. Theo đó, NHNN không phân nhóm để giao chỉ tiêu tín dụng như năm ngoái, mà thông báo riêng từng tổ chức tín dụng trên cơ sở quy mô, chất lượng, khả năng quản trị… của đơn vị đó, trên cơ sở kết quả thanh tra giám sát năm 2012.

Cũng theo định hướng của NHNN, tăng trưởng tín dụng cả năm của cả hệ thống vẫn là 12%, như kế hoạch đặt ra hồi cuối năm ngoái và mức “trần” của mỗi ngân hàng cũng xoay quanh con số này.

Giới hạn này sẽ ít nhiều gây bất ngờ cho một số ít ngân hàng có kế hoạch tăng trưởng tín dụng năm 2013 khá tham vọng như ngân hàng Liên Việt (30%), Quân đội (dự kiến tăng 17%), Công thương (15 – 20%)… Song với đại đa số các tổ chức tín dụng khác, mức “trần” 12% vẫn là một mục tiêu đầy thách thức. Bởi tính đến 31.3, tăng trưởng tín dụng của toàn hệ thống mới tăng 0,03% so với cuối năm 2012, trong đó, nhiều ngân hàng vẫn trong tình trạng âm về tăng trưởng tín dụng.

Trao đổi với phóng viên báo Sài Gòn Tiếp Thị trên đường đi công tác Lào Cai, để trực tiếp thẩm định dự án vay vốn của một doanh nghiệp sản xuất quặng, phó chủ tịch HĐQT một ngân hàng, cho biết vừa mừng vừa lo khi tổ chức tín dụng của ông vừa nhận được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng 12%. Mừng vì chỉ tiêu đó ít nhiều như một ghi nhận vị trí xếp hạng của ngân hàng, trong nhóm đầu về khả năng quản trị nói chung. Lo vì đó cũng là một áp lực không nhỏ trong bối cảnh tín dụng đầu ra vẫn nghẽn mà câu chuyện lãi suất chỉ là một khúc mắc nhỏ; mặt khác, chênh lệch lãi suất đầu vào – đầu ra hiện nay “khéo co” mới đủ bù đắp chi phí, nếu không “càng cho vay nhiều càng lỗ”.

Trong khi đó, một chuyên gia tài chính cho rằng, NHNN không nên áp đặt chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các ngân hàng – được nhìn nhận như một “giấy phép con”. Hơn nữa, NHNN không trực tiếp quản lý, điều hành, không thể nắm rõ cơ hội, năng lực cũng như hạn chế của từng ngân hàng như lãnh đạo đơn vị đó được, nên sẽ khó tránh tình trạng chỉ tiêu “quan liêu”, dẫn tới tình trạng “kẻ ăn không hết người lần chẳng ra”. Chưa kể, cách thức thực hiện của NHNN cũng có phần “úp, mở” khi không công bố chính thức, công khai điều kiện, tiêu chí, tên ngân hàng… ứng với từng mức tăng trưởng tín dụng cụ thể. Song những ngân hàng có mức tăng trưởng ở “nhóm trên” thường sẽ công bố thông tin như một xác nhận về chất lượng từ cơ quan quản lý, trong khi những ngân hàng ở “nhóm dưới” thường im lặng, khiến cho thị trường cứ phải “mò mẫm” đoán già đoán non.

 “Việc NHNN cần làm là xây dựng hành lang pháp lý cho hệ thống; đi liền với kiểm tra, giám sát và xử lý nghiêm những tổ chức, cá nhân vi phạm. Mục tiêu tăng trưởng tín dụng cụ thể hãy để cho lãnh đạo từng ngân hàng xây dựng, quyết định và chịu trách nhiệm về quyết định đó. NHNN nên hạn chế những mệnh lệnh hành chính kiểu này, sẽ làm méo mó thị trường”, chuyên gia này nói.

Theo Thảo Nguyễn

SGTT

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/tang-truong-tin-dung-vua-kho-vua-tu-mu-2013041007515766019ca34.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,452.305,017.30
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,530.404,110.40
100g ABC Bullion Bar
14,472.4013,172.40
1kg ABC Bullion Silver
1,736.701,386.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 90
  • Truy cập hôm nay: 869
  • Lượt truy cập: 7785048