Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Câu hỏi lớn với người Đức: Có lên làm "minh chủ" hay không?
2013-04-15 09:13:41

Hình ảnh bộ ria kiểu Hitler và chữ thập ngoặc đi kèm nữ Thủ tướng Đức Angela Merkel dần trở nên phổ biến trong cuộc khủng hoảng eurozone hiện nay, đặc biệt là ở Síp.

Trong thế khốn cùng về tài chính hiện nay, chuyện phải tìm ra ai đó để đổ lỗi là không tránh khỏi, Chủ tịch Marcel Fratzscher của Viện nghiên cứu DIW Berlin, nói.

Theo ông, Đức đang lãnh lấy vai trò của IMF trong khủng hoảng tài chính Châu Á cuối thập niên 1990, còn TTg Merkel đang đóng vai Chủ tịch IMF khi đó, ông Michel Camdessus. Hồi năm 1997, người ta chuộng bức ảnh ông này khoanh tay đứng nhìn Tổng thống Indonesia khép nép ký thi hành các biện pháp khắc khổ.

Nhưng tìm dê tế thần không đơn giản, đặc biệt là khi con dê ấy vừa hùng mạnh, lại bắt đầu chạnh lòng.

Người Đức chưa công khai tỏ thái độ. Đó là đặc điểm của một dân tộc vẫn muốn đối xử tốt với các nước Châu Âu khác để chuộc lại lỗi lầm thời Thế chiến II. Trong một cuộc thăm dò gần đây, 34% số người Đức được hỏi còn nói họ thông cảm với sự giận dữ của người Nam Âu.

"Nước Đức quá lớn với Châu Âu, quá nhỏ với Thế giới."

Henry Kissinger

Nhưng thái độ của dân Đức đang thay đổi. Dân miền Nam nghĩ Đức đang ép họ thắt lưng buộc bụng và quay lưng với bạn bè khi hoạn nạn, nhưng người Đức lại nghĩ khác.

Thứ nhất, họ cảm thấy mình đã giúp đỡ rồi. Gần ¼ thế kỷ sau khi bức tường Berlin sụp đổ, Tây Đức vẫn phải nộp thuế nuôi Đông Đức. Họ còn trích tiền thuế ra tài trợ thêm cho các bang yếu kém như Bremen.

Nhiều người Đức kết luận cái gọi là “đoàn kết” nay không còn tự nguyện, mà là gánh nặng.

Người Đức cũng chịu phần lớn rủi ro trong các gói cứu trợ của Châu Âu, dù một nghiên cứu mới công bố tuần trước của NHTW Châu Âu cho thấy một hộ gia đình trung bình tại Đức có ít tài sản hơn một hộ ở Tây Ban Nha, Italy và Síp (phần nào là vì một hộ gia đình ở Đức thường có ít người lớn hơn và thường ở nhà đi thuê).

Thứ hai, người Đức cho rằng từ 10 năm trước họ đã hiểu khả năng cạnh tranh của mình không đủ và tiến hành nhiều cải cách đau đớn (mà nay đang cho quả ngọt). Các nước gặp khủng hoảng nên noi gương Đức.

Thứ ba, người Đức nghĩ có khủng hoảng là do các nước không tuân thủ kỷ luật tài khóa, và việc này không được phép lặp lại. Một nhà ngoại giao từng nói, “đoàn kết là quan trọng, nhưng đoàn kết cũng phải tuân thủ kỷ luật. Không có chuyện cho không biếu không.”

Người Đức nghĩ đây chủ yếu là vấn đề đạo đức. Thực tế, dù cụm “rủi ro đạo đức” không có từ tương đương trong tiếng Đức, nhưng nay nó là chủ đề tranh luận chính tại Berlin.

Bắt nguồn từ ngành bảo hiểm, cụm này dùng để chỉ việc sẵn sàng chấp nhận rủi ro một khi thiệt hại do người khác chịu. Người Đức sợ tiền giải cứu của họ có thể khiến các nước đang gặp khủng hoảng trốn tránh cải cách.

"Người Đức ... vẫn muốn đối xử tốt với các nước Châu Âu khác để chuộc lại lỗi lầm thời Thế chiến II."

Không phải chỉ riêng người Đức mới nghĩ như vậy. Người Hà Lan, Phần Lan và Slovakia cũng chung quan điểm. Nhưng Đức khác ở chỗ nước này vừa lớn lại vừa giữ vị trí trung tâm.

Câu hỏi đặt ra là liệu Đức có đám đứng lên nắm quyền lãnh đạo. Với quá khứ của mình, có lẽ chính văn hóa chính trị Đức lại ngăn không cho họ “thử”.

Cựu Bộ trưởng ngoại giao Đức Joschka Fischer từng nói đùa, “tới thăm hội nghị “lãnh đạo trẻ” thì được, nhưng chẳng ai muốn đến hội nghị của các ‘junge Führer’.” (Với toàn thế giới, Fuhrer là từ để chỉ Hitler, còn trong tiếng Đức, Fuhrer đơn giản là “leader” trong tiếng Anh và “lãnh tụ” hoặc “lãnh đạo” trong tiếng Việt-ND). Phần lớn người Đức lo ngại các nước khác lại một lần nữa thù hận hoặc sợ hãi họ.

Nhưng các nước láng giềng thì không, như Bộ trưởng ngoại giao Ba Lan Radek Sikorski từng phát biểu tại Berlin năm 2011, “Tôi không sợ quyền lực của nước Đức bằng việc nước Đức không sử dụng quyền lực ấy.”

Một số học giả Đức đồng ý với ông Sikorski. Ông Christoph Schönberger từ ĐH Constance cho rằng vị thế lãnh đạo của nước Đức không nên bị coi là thế thống trị.

Thế lãnh đạo giúp duy trì toàn bộ hệ thống khi nước Đức đóng vai cứu cánh cho vay cuối cùng của khu vực eurozone. Thế thống trị chỉ xuất hiện khi Đức bắt đầu đòi hỏi quyền lợi một cách quá đáng.

Ông kêu gọi “tầng lớp tinh hoa và công chúng Đức nên thôi thu mình” vì không nước nào có khả năng “hiệu triệu chư hầu” như Đức.

"...giờ nước Đức nhận ngôi “minh chủ” cũng dở, mà không nhận cũng chẳng xong."

 Chỉ có một liên minh chính trị hoàn chỉnh ở Châu Âu (như các nước liên bang như Mỹ hay Thụy Sỹ) mới có thể ngăn bất kỳ một nước thành viên nào trở thành “bá chủ”, nhưng có lẽ một liên minh như thế mới ở dạng “viễn tưởng”.

Đây hứa hẹn sẽ là cuộc tranh luận cơ bản trong chiến dịch tranh cử toàn quốc ở Đức sắp tới. Cuộc thăm dò mới đây cho thấy 69% người Đức muốn duy trì đồng euro, tăng so với cuộc thăm dò trước đó. Nhưng những người muốn quay lại với đồng D-mark giờ đã tập hợp lại thành một đảng riêng, Đảng Con đường khác cho nước Đức.

“Nguy cơ lớn nhất đối với đồng euro không phải là Hy Lạp bỏ đi, mà là Đức bỏ đi,” GS Kinh tế Michael Burda tại ĐH Humboldt, Berlin, nói. Ông coi việc Đức gần đây đưa vàng từ Mỹ và Pháp về nước là một lời nhắn ý nhị cho các nước phương Nam rằng đó không phải chuyện không thể.

Có lẽ, giờ nước Đức nhận ngôi “minh chủ” cũng dở, mà không nhận cũng chẳng xong. Còn với khu vực eurozone, họ nên cầu cho người Đức nói “có”.

Minh Tuấn

Theo TTVN/The Economist

http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/cau-hoi-lon-voi-nguoi-duc-co-len-lam-minh-chu-hay-khong-2013041418430682011ca32.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,448.805,013.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,527.504,107.50
100g ABC Bullion Bar
14,463.2013,163.20
1kg ABC Bullion Silver
1,732.101,382.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 106
  • Truy cập hôm nay: 427
  • Lượt truy cập: 7784606