Người viết là ông George Magnus, chuyên gia kinh tế độc lập, cố vấn của ngân hàng Thụy Sỹ UBS
Giới tài chính toàn cầu chưa hết bàng hoàng trước tuyên bố “giảm dần” nới lỏng định lượng của Cục dự trữ liên bang Mỹ thì đã bị bồi thêm một cú nữa với đợt thắt chặt tín dụng ở Trung Quốc.
Dù khẳng định bây giờ vẫn còn quá sớm, nhưng với mức tăng trưởng tín dụng hiện cao chưa từng có kể từ thời bùng nổ tín dụng năm 2009, nếu thắt chặt có thể dẫn đến đầu tư giảm mạnh, tăng trưởng xuống dốc và những bất ổn không lường trước trong hệ thống tài chính ngân hàng.
Tiếp theo, niềm tin trên thị trường cổ phiếu và hàng hóa nguyên liệu toàn cầu sẽ sụp đổ, đồng đôla Mỹ mạnh lên, vốn tháo chạy khỏi thị trường mới nổi khi kinh tế khu vực này chậm lại.
Chuyện gì đã xảy ra ở Trung Quốc
Lãi suất cho vay liên ngân hàng đã tăng kể từ đầu tháng 6, đột ngột vọt lên vào tuần trước và dù cuối tuần có đóng cửa thấp hơn nhưng cũng không kém mức kỷ lục là bao.
"... giải quyết sớm mới là khôn ngoan." |
Nguyên nhân phần nào là do dòng vốn đầu tư đột ngột giảm mạnh (thậm chí có thể đã xuất hiện dòng vốn tháo chạy khỏi Trung Quốc) trùng khớp với kỳ nộp thuế hàng năm.
Tuy vậy, nhân tố then chốt lại là NHTW Trung Quốc. Khi thị trường thiếu thanh khoản, cơ quan này không những không bơm thêm thông qua nghiệp vụ repo mà còn rút bớt.
Thực tế, NHTW đã ra tín hiệu với các ngân hàng nước này rằng: NHTW sẽ không tạo điều kiện tăng trưởng tín dụng nhanh nữa.
Cùng với các cơ quan khác như Ủy ban Giám sát ngân hàng, NHTW Trung Quốc đang cố kiểm soát khu vực ngân hàng bóng của nước này, vốn đang tăng trưởng rất nhanh nhưng thiếu kiểm soát và có nguồn vốn kém ổn định.
Bên đi vay (gồm cả chính quyền địa phương và doanh nghiệp nhà nước) tìm đến tín dụng bóng để “lách” qua những quy định chặt chẽ đối với kênh ngân hàng truyền thống.
Ví dụ, thị trường liên ngân hàng được một số ngân hàng và công ty con sử dụng để tài trợ cho vay và tách một số khoản vay khỏi bảng cân đối kế toán. Tín dụng bóng đã tăng khoảng 1/3 kể từ năm 2005 và nay có số dư nợ khoảng 28.000 tỷ Nhân dân tệ (50% GDP).
Đó là yếu tố tăng trưởng mạnh nhất trong “tổng nguồn vốn xã hội” (bao gồm cả cho vay thông thường và các hình thức cho vay khác ví dụ như cho vay qua tổ chức phi tín dụng, thương phiếu và trái phiếu doanh nghiệp). Trong năm tháng đầu năm 2013, tổng nguồn vốn xã hội đã tăng 25% so với cùng kỳ năm trước.
Đáng mừng!
Thái độ kiên quyết của NHTW Trung Quốc vừa đáng mừng, vừa đáng lo. Kết quả của tăng trưởng tín dụng nhanh, đặc biệt là khi tăng trưởng chậm lại để tái cơ cấu, chưa bao giờ dễ chịu.
Dù vậy, giải quyết sớm mới là khôn ngoan. Có thế mới kiểm soát và hạn chế được tác động xấu tới tăng trưởng, đầu tư và nợ xấu ngân hàng.
Cái đáng mừng là nếu chính phủ Trung Quốc hạ tăng trưởng tín dụng thành công, nguy cơ thắt chặt tín dụng mạnh tay hơn trong tương lai sẽ giảm bớt. Hơn nữa, đề án cải cách kinh tế dự kiến sẽ được chính phủ công bố vào tháng 10 tới sẽ đáng tin cậy hơn.
Thái độ của NHTW Trung Quốc khiến người ta nhớ đến chiến dịch chỉnh đốn kỷ luật trong Đảng của Chủ tịch Tập Cận Bình và tuyên bố gần đây của Thủ tướng Lý Khắc Cường rằng chính phủ không thể và không nên ra tay cản đà giảm tốc tăng trưởng, và kinh tế Trung Quốc phải áp dụng “cơ chế thị trường.”
"Các nước phụ thuộc chặt chẽ vào chuỗi cung của Trung Quốc có lẽ đã cảm thấy tác động." |
Tuy thế, nên đợi số liệu mới về “tổng nguồn vốn xã hội” mới có thể kết luận liệu tăng trưởng tín dụng đã hạ nhiệt hay chưa.
Trong khi đó, NHTW Trung Quốc có các công cụ tháo nút nếu chẳng may thắt chặt quá tay trên thị trường tiền tệ.
Họ có thể để tín phiếu đáo hạn dần dần, bơm thanh khoản cho từng ngân hàng hoặc thông qua thị trường mở, và nếu cần thiết có thể hạ dự trữ bắt buộc.
... và đáng lo
Mặt khác, giải quyết bùng nổ tín dụng luôn tiềm ẩn rủi ro, đặc biệt là trong trường hợp của Trung Quốc khi mà tài sản xấu thường nằm ngoài bảng cân đối kế toán, ẩn trong nhiều lớp giao dịch ngụy trang và chỉ bùng phát khi gặp vấn đề về thanh khoản.
Thắt chặt các quy định về vốn kèm với tình trạng thiếu thanh khoản trên thị trường có thể khiến NHTW Trung Quốc tính toán nhầm, hoặc đơn giản là một tai nạn nào đó sẽ khơi mào cho sự bất ổn trong hệ thống ngan hàng.
Nếu sau đó tăng trưởng kinh tế sút kém, ý tưởng tốt ban đầu có thể gây họa do thực hiện kém. Những cải cách cần thiết để tái cân đối nền kinh tế như tự do hóa lãi suất cũng vì thế mà đình lại.
Dù thế nào đi chăng nữa, thế giới cũng sẽ soi kỹ động thái điều tiết thanh khoản và tín dụng của Trung Quốc, đặc biệt là khi các tổ chức tài chính quốc tế liên tục giảm dự báo tăng trưởng nước này.
Các nước phụ thuộc chặt chẽ vào chuỗi cung của Trung Quốc có lẽ đã cảm thấy tác động. Nhưng nếu tín dụng tiếp tục thắt chặt, thị trường tài chính toàn cầu sẽ rúng động và đẩy giá đôla Mỹ tăng cao.
Hai lần đồng USD lên giá mạnh trước đó đều có vai trò như chất xúc tác làm sụp đổ kinh tế Mỹ Latinh trong thập niên 1980 và Châu Á vào cuối thập niên 1990.
Nếu USD lại mạnh lên, hậu quả sẽ khôn lường, đặc biệt là với các thị trường mới nổi, điểm đến chính của luồng vốn ưa rủi ro.
Long Chu
Theo Trí Thức Trẻ/FT
http://cafef.vn/tai-chinh-quoc-te/hoan-ho-trung-quoc-201306242317148604ca32.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,451.50 | 5,016.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,529.70 | 4,109.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,470.30 | 13,170.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,707.10 | 1,357.10 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 81
- Truy cập hôm nay: 490
- Lượt truy cập: 7773012