Tác động từ nguy cơ này được giới đầu tư nhìn nhận như bóng ma khủng hoảng tài chính châu Á 1997 - 1998 quay trở lại. Giới phân tích cảnh báo, châu Á có thể đang ở giai đoạn đầu của một loạt cuộc khủng hoảng tiền tệ và tín dụng, mặc dù không giống như những năm 1990.
Thực tế, khả năng chấm dứt gói QE3 của Fed đã khiến các nhà đầu tư nước ngoài ồ ạt rút vốn ra khỏi các nền kinh tế đang nổi trong mấy tháng gần đây, tạo nên xu hướng lao dốc của các thị trường chứng khoán và tiền tệ tại các nước này. Theo số liệu của EPFR, trong tháng 6 và tháng 7, nhà đầu tư rút ròng khoảng 6 tỷ USD khỏi thị trường trái phiếu châu Á. Đáng chú ý nhất là Ấn Độ và Indonesia với thâm hụt tài khoản vãng lai lớn nhất và phụ thuộc nhiều nhất vào nguồn vốn từ bên ngoài.
Thị trường tài chính Ấn Độ tiếp tục đối mặt với sự bất ổn, khi đồng rupee lại tiếp tục giảm giá kỷ lục, bất chấp các biện pháp giải cứu của Ngân hàng Trung ương Ấn Độ. Đồng rupee đã có lúc rơi xuống mức 65,56 rupee đổi một USD - mức thấp chưa từng có của đồng tiền này.
(Xem thêm: Khủng hoảng ở Ấn Độ lây lan sang Đông Nam Á)
Ngân hàng đầu tư Mỹ Goldman Sachs vừa hạ dự báo đồng rupiah Indonesia trong năm tới sẽ mất giá tới 9%, tỷ giá hiện tại duy trì là 10.830 rupiah/USD, ở mức thấp nhất hơn 4 năm qua. Indonesia chọn cách tăng lãi suất để ngăn nội tệ mất giá, trong khi Ấn Độ đưa ra hàng loạt biện pháp để ngăn đà lao dốc của đồng rupee. Tuy nhiên, đến nay cả hai không đạt được kết quả như mong đợi.
(Xem thêm: Goldman Sachs hạ dự báo một loạt đồng tiền châu Á)
Hiệu ứng lan truyền mới chỉ bắt đầu tăng khiến người ta đặt câu hỏi quốc gia châu Á nào sẽ là quân cờ domino tiếp theo. Trước mắt, theo HSBC, Thái Lan hiện có tỷ lệ nợ hộ gia đình trên GDP tăng lên gần 80% từ 55% năm 2009. Malaysia cũng có tỷ lệ nợ tăng mạnh do các chương trình thúc đẩy tiêu dùng và bùng nổ thị trường nhà đất.
Tuy nhiên, theo nhiều phân tích so sánh bối cảnh cuộc khủng hoảng năm 1997, "phiên bản" năm 2013 có nhiều điểm khác biệt cho thấy thị trường tài chính châu Á ổn định hơn nhiều:
Thả nổi tỷ giá hối đoái.Không giống như năm 1997, phần lớn các nền kinh tế châu Á không duy trì neo tỷ giá. Vì vậy, khi đồng rupee hoặc baht, hoặc rupiah giảm 10% có thể làm tổn thương các nhà đầu tư, các doanh nghiệp và kinh doanh trong ngắn hạn. Nhưng trong trung hạn, nó có thể là một van xả cho nền kinh tế, làm cho hàng hoá cạnh tranh hơn trên thị trường thế giới và khuyến khích người tiêu dùng dùng hàng trong nước để nhập khẩu ít hơn. Nó cũng cho phép ngân hàng trung ương duy trì dự trữ ngoại hối để trả cho nhập khẩu và nợ nước ngoài.
Dự trữ ngoại hối. Dự trữ ngoại tệ của các ngân hàng châu Á hiện đã lên tới gần 7.000 tỷ USD. Kể từ sau khủng hoảng 1997, các ngân hàng trung ương trong khu vực đã tăng cường tích góp USD để chống lại biến động. Thái Lan, tâm chấn của cuộc khủng hoảng năm 1997, hiện có dự trữ 170 tỷ USD so với con số 0 khi nước này được IMF giải cứu.
Minh bạch.Thời điểm năm 1997, Thái Lan đã không tiết lộ về khoản nợ 30 tỷ USD, khi cuộc khủng hoảng diễn ra bất ngờ khiến các nước không kịp trở tay. Hiện nay, tất cả các quốc gia cung cấp số liệu chi tiết về dự trữ, khoản nợ xấu trong hệ thống ngân hàng. Điều đó cho phép các thị trường phản ứng sớm hơn và điều chỉnh ít đột ngột khi điều chỉnh tỷ giá.
Nợ nước ngoài. Đây là "sát thủ” trong cuộc khủng hoảng châu Á. Các công ty, các ngân hàng và các chính phủ đã vay một khoản tiền lớn bằng USD, nhưng doanh thu của họ là đồng nội tệ. Khi đồng tiền mất giá, các công ty và các ngân hàng không thể trả nợ. Mức nợ đã tăng lên trong vài năm qua nhưng hầu hết là bằng đồng nội tệ.
Vì vậy, nếu một người dân Thái Lan vay 1 triệu baht để mua nhà, thì khi đồng baht yếu so với đồng USD cũng khó có thể ảnh hưởng đến khả năng trả nợ. Điều đó không có nghĩa là USD sẽ không gây ra một số "thương vong", nhưng thiệt hại có thể sẽ ít hơn. Hàn Quốc đặc biệt đã giảm đáng kể các khoản nợ trong hệ thống ngân hàng có nợ ngắn hạn bằng ngoại tệ.
Cải cách ngân hàng. Châu Á hiện có tỷ lệ nợ xấu cao nhất trong số các khu vực được khảo sát. Chỉ số đánh giá nợ xấu của châu Á theo Viện Tài chính Quốc tế IIF là 44 điểm (mức điểm 50 là ranh giới phân chia giữa nợ xấu tăng và nợ xấu giảm). Kết quả khảo sát mới nhất từ IIF cho thấy điều kiện cho vay tại các ngân hàng châu Á đã bị thắt chặt mạnh nhất kể từ cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Châu Á cũng là khu vực thắt chặt các điều kiện cho vay mạnh nhất trong số các thị trường mới nổi toàn cầu. Tình trạng thắt chặt tín dụng này là do căng thẳng tiền mặt đang tiếp diễn ở Trung Quốc và Ấn Độ.
Theo Hà Cúc
Doanh nhân Sài Gòn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,387.30 | 4,952.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,476.50 | 4,056.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,299.20 | 12,999.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,699.10 | 1,349.10 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 80
- Truy cập hôm nay: 282
- Lượt truy cập: 7764812