Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Siết sở hữu chéo ngân hàng: Vội vàng thoái vốn
2013-10-31 08:28:29

Ngoài việc giá chào bán nhỉnh hơn thị giá khiến cổ phiếu mất tính hấp dẫn nhiều nhận định cho rằng, nhà đầu tư còn thờ ơ với cổ phiếu ngân hàng là do không còn độ “hot” như những năm trước. Thậm chí nhiều người còn sợ “dính” vào nhóm cổ phiếu này vì tính rủi ro cao gắn liền với tình trạng nợ xấu.

Nhọc nhằn thoái vốn

Một thời cổ phiếu ngân hàng được xem là rất “hot” và được sự quan tâm của nhiều nhà đầu tư trong nước lẫn nước ngoài. Tuy nhiên, với sự khó khăn của nền kinh tế cùng với tình trạng nợ xấu khiến cổ phiếu ngân hàng mất dần tính hấp dẫn. Điều này cũng khiến cho việc thoái vốn khỏi ngân hàng trở nên hết sức nhọc nhằn.

Việc thoái vốn khỏi ngân hàng không ảnh hưởng trực tiếp đến lãi suất trên thị trường và lãi suất liên ngân hàng. Thoái vốn chỉ là giao dịch giữa các cổ đông và nhà đầu tư thôi. Hiện tượng tăng lãi suất liên ngân hàng thời gian qua chỉ diễn ra cục bộ ở một vài ngân hàng, chủ yếu liên quan đến thanh toán cuối năm”.

Một chuyên gia khẳng định

Một tháng trôi qua, cổ đông lớn của Ngân hàng TMCP Nam Việt (Navibank) là CTCP Năng lượng Sài Gòn - Bình Định vẫn không thể “đẩy” đi được một cổ phần nào trong số 16 triệu cổ phiếu NVB mà tổ chức này đăng ký bán. Lý giải sự thất bại trong việc thoái vốn này, cổ đông lớn của Navibank cho hay là do tình hình thanh khoản thị trường thấp nên chưa thực hiện giao dịch được. Cho đến nay, tổ chức này vẫn đang “ôm” hơn 29,79 triệu cổ phiếu NVB, chiếm 10,01% cổ phần.

Với cổ phiếu EIB của Ngân hàng Eximbank, cổ đông nội bộ là ông Trần Tấn Lộc - Phó Tổng Giám đốc kiêm người được ủy quyền công bố thông tin cùng vợ cũng đang công tác tại ngân hàng này vừa bán xong hết 181.782 cổ phiếu EIB. Thời gian qua EIB cũng liên tục bị nhà đầu tư nước ngoài bán ròng. Tìm hiểu, cùng thời gian này, Eximbank liên tục tiến hành những thay đổi đáng kể về những nhân sự chủ chốt trong ban điều hành.

Đối với các ngân hàng chưa niêm yết việc bán cổ phần càng chật vật. Tháng 9/2013, Sở GDCK Hà Nội đã phải thông báo hủy hai phiên đấu giá gồm 25,2 triệu cổ phần của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) tại Ngân hàng An Bình (ABBank) và hơn 24 triệu cổ phần của Techcombank (TCB) của Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Nguyên nhân chính: nhà đầu tư không mặn mà tham gia, thậm chí tại phiên đấu giá cổ phần của Vietnam Airlines tại Techcombank chỉ có một nhà đầu tư đăng ký.

Với các doanh nghiệp nhà nước đang nắm giữ cổ phần tại ngân hàng việc thoái vốn càng khó khăn hơn. Vị Phó Tổng giám đốc của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petro Vietnam) từng cho biết khoản 20% vốn góp của đơn vị này vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) mặc dù đã lên kế hoạch thoái vốn từ lâu, nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.

Ngoài các trường hợp trên, còn những đợt thoái vốn khỏi ngân hàng khác như: đầu tháng 11 vừa qua, Ngân hàng Á Châu (ACB) công bố bán hết 9,75 triệu cổ phiếu EIB. Trước đó ACB đã thoái vốn khỏi Ngân hàng Kiên Long Bank và Ngân hàng Đại Á. Tuy nhiên, một số người hoài nghi việc rút vốn của ACB chỉ là “thoái vốn nội bộ”.

Siết sở hữu chéo nên sợ

Trước đây việc cấp phép dễ dãi và sức ép tăng vốn đã dẫn tới việc nhiều ngân hàng đã làm “ảo thuật” trong quá trình tăng vốn để đáp ứng quy định. Nhiều doanh nghiệp nhảy vào lĩnh vực ngân hàng với kỳ vọng sẽ có lợi nhuận lớn và có sân sau cung cấp vốn cho mình. Từ đó dẫn đến tình trạng sở hữu chéo và nhiều ngân hàng yếu kém ra đời.

Việc Ngân hàng Nhà nước lên tiếng cảnh báo sẽ “siết” lại tình trạng sở hữu chéo tràn lan trong ngân hàng và triển vọng không tốt khiến cho xu thế thoái vốn khỏi lĩnh vực này được xem là tất yếu trong thời gian tới. Tuy nhiên, muốn là một việc còn thực tế không dễ dàng bởi nguồn cung cổ phiếu ngân hàng rất lớn.

Lấy đâu ra một nguồn tiền để “bù đắp” nếu cả trăm, tỷ rút khỏi từng ngân hàng. Chính điều này cũng đặt lên nghi vấn khi tuần qua lãi suất liên ngân hàng tăng vọt. Có ý kiến đặt vấn đề: phải chăng cổ đông lớn thoái vốn đã khiến một vài ngân hàng “căng” về nguồn tiền khi có thể chính HĐQT hoặc thành viên ở ngân hàng đó buộc phải “ôm” cổ phiếu?

Trả lời phỏng vấn của hãng Bloomberg nhân chuyến thăm tới Hoa Kỳ vừa qua, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cho biết sẽ cho phép tăng sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng nội tối đa lên 49% trong “tương lai gần”. Tuyên bố của người đứng đầu Chính phủ đã “nhen” lên hy vọng về các khách ngoại tiềm năng cho các cổ đông ngân hàng muốn thoái vốn.

Tuy nhiên, theo một chuyên gia trong ngành tài chính, không thể “đau đẻ chờ sáng giăng”. “Việc mở “room” cho khối ngoại đã được đề cập cách đây 4 năm nhưng cho đến nay vẫn “dậm chân tại chỗ”. Nguyên nhân là nhiều người lo ngại việc mở room cho khối ngoại có thể khiến một số ngân hàng Việt Nam bị thâu tóm và có thể gây ảnh hưởng đến thị trường tài chính một lĩnh vực rất nhạy cảm đối với nền kinh tế”- Vị này nhận định.

Theo Trần Anh

Tiền phong

http://cafef.vn/tai-chinh-ngan-hang/siet-so-huu-cheo-ngan-hang-voi-vang-thoai-von-201310310735077239ca34.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,350.004,930.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,445.504,045.50
100g ABC Bullion Bar
14,209.5012,909.50
1kg ABC Bullion Silver
1,703.301,353.30
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 414
  • Truy cập hôm nay: 429
  • Lượt truy cập: 7760061