Câu Chuyện Tài Chánh Năm 2009 : Năm Khởi Đầu Của Nợ Nần - Tác giả: Đặng Hào Quang
2009-12-11 18:06:40
Lĩnh vực tài chánh là một lĩnh vực với nhiều trận chiến vinh quang nhưng cũng thật nhiều cay đắng. Trong phút chốc đang sống trong nhung lụa, quyền lực và sự giàu sang nhưng chỉ qua một đêm có thể đã trắng tay, vỡ nợ là chuyện thường. Năm 2009 quả là một năm đáng nhớ với nhiều nỗi buồn và cả niềm vui cho giới đầu tư.
Khủng hoảng 2008-2009 khiến chính phủ của nhiều quốc gia phải bỏ các khoản tiền khẩn cấp để giải cứu thị trường tài chánh khỏi nguy cơ sụp đổ với mức chi phí lên tới hàng ngàn tỷ đô la- một con số thật tốn kém. Tuy nhiên với sự hợp sức có trách nhiệm của những người nắm quyền điều hành nền tài chánh toàn cầu, thị trường đã không sụp đổ một cách nhanh chóng tệ hại mọi việc có vẻ lắng dịu nhưng hiện tại đang có thêm nhiều dấu hiệu của một tình trang nguy hiểm hơn đó là làn sóng vỡ nợ quốc gia trên diện rộng, có vẻ như bàn tay của các thế lực đầu cơ thực sự đang toan tính kích hoạt cho một cuộc khủng hoảng sâu rộng hơn. Nếu điều này xảy ra thực sự thì thật nguy khốn cho thế giới này, nhiều giá trị có thể đảo lộn và kịch bản này nằm ngoài sức tưởng tượng của nhiều người.
Vài nhận xét tóm lược về các quỹ đầu cơ và các ngân hàng- nguồn cội của sự phát triển và khủng hoảng
Tầm quan trọng của các quỹ đầu tư và ngân hàng trong nền kinh tế là không thể phủ nhận, chúng là những hệ thống phức tạp trung chuyển năng lượng (vốn) cho một cơ thể sống - nền kinh tế toàn cầu có thể sống và phát triển nhưng khi nó phát triển quá mức thì cũng đã có những hệ lụy không tốt. Nếu như năm 2008 và đầu năm 2009 số lượng các quỹ đầu cơ (Hedge Fund) toàn cầu giảm tới trên 70% do các thua lỗ từ các hoạt động đầu cơ trước đó thì nửa cuối năm 2009 mức lợi nhuận tăng trưởng của các quỹ còn tồn tại và các quỹ mới thật đáng kinh ngạc mức lợi nhuận từ 50% đến gần 200% chỉ trong một thời gian ngắn, số liệu thực tế này có được từ danh sách thống kê của hàng ngàn quỹ trên toàn cầu điển hình trong đó có: 50 quỹ đầu cơ hàng đầu ở Hoa Kỳ, 50 quỹ đầu cơ hàng đầu của Âu Châu và 25 quỹ đầu cơ hàng đầu ở Á Châu với tổng tài sản trên 12 ngàn tỷ đô la. Danh sách này quá dài lên tới vài ngàn tôi xin mạn phép không đưa ra kèm theo trong bài viết này. Tôi cho rằng với mức lợi nhuận như trên mà các quỹ đạt được trong thời gian qua là điều dễ hiểu bởi thị trường đã giảm giá quá mạnh tới lúc nào đó nó phải đi lên lại trong khi trách nhiệm giải cứu thị trường lại được đẩy cho các chính phủ, buộc họ phải cung tiền ra thị trường thì đó là cơ hội vàng để các quỹ đón đầu, để thâu tóm cơ hội như vậy e rằng rất lâu nữa mới có thêm một lần.
Làn sóng phá sản của ngân hàng cũng vậy con số phá sản đã lên tới hàng ngàn theo sau các tên tuổi hùng mạnh một thời bỗng dưng tắt lịm từ năm trước dư âm đó còn lan tới tận những ngày cuối năm 2009 vẫn chưa chấm dứt: Chỉ tính riêng ở Hoa Kỳ cho tới 4/11/09 đã có 132 ngân hàng đệ đơn phá sản, nguồn FDIC. Nếu tính thời điểm khủng hoảng bắt đầu 2008 số lượng ngân hàng đã phá sản trong năm 2009 ở Hoa Kỳ cao gấp 4 lần so với năm 2008 (28 ngân hàng-2008, 03 ngân hàng -2007) cộng với tỷ lệ thất nghiệp rất cao trên 10% thì phải có một lời khen ngơi cho hệ thống kinh tế & tài chánh vững mạnh ở nước này bởi nó vẫn hoạt động tốt. Thậm chí các định chế tài chánh hùng mạnh còn tồn tại khác sau khi được giải cứu qua cơn hoạn nạn đang có những động thái trả lại tiền cứu trợ trước đó cho chính phủ, tất nhiên đằng sau hành động này có ẩn ý riêng nhưng họ thật đáng được ngợi khen…!. Để giảm thiểu các hệ lụy phá sản trong hệ thống ngân hàng Hoa Kỳ vẫn phải tiếp tục sử dụng chương trình cứu trợ TARP để hỗ trợ thêm cho hê thống ngân hàng của nước này cho tới tháng 10/2010, điều này cho thấy vẫn còn nhiều quan ngại trong thời gian tới. Từ nhân vật quyền lực một thời như Bernard Madoff gắn liền với trò Ponzi nổi tiếng tới cả những tỷ phú trong thế giới Ả Rập tưởng chừng tiền bạc không bao giờ cạn vẫn có kết cục thảm hại với các khoản nợ khổng lồ từ Dubai- lâu đài trên cát. Thị trường tài chánh quả là khốc liệt. Vỡ nợ với tư cách cá nhân, tổ chức đã xảy ra trên diện rộng và không từ bất cứ một biểu tượng nào.
Câu hỏi đặt ra là vỡ nợ quốc gia chừng nào sẽ đến?. Khi nào sẽ bùng nổ thực sự? Mức độ nguy hại và những hệ lụy nào sẽ đến?
Iceland- đã phá sản vì nợ quốc gia năm 2008, gần đây có thêm Hy Lạp là một thành viên trong khối liên minh Âu châu, dấu hiệu này rất nghiêm trọng, các nhà đầu tư và người quản lý quỹ cần phải cẩn trọng. Sắp tới sẽ có thêm nhiều nạn nhân mới bởi danh sách các quốc gia nằm trong tình trạng báo động này khá dài. Nguy cơ nợ nần quốc gia lại một lần nữa được đưa ra cảnh báo, chỉ riêng Hoa Kỳ cứ mỗi phút trôi qua nước này phải trả thêm khoảng 2,5 triệu đô la, do họ có thể in thêm tiền và vẫn còn người sẵn sàng mua nợ nên mọi việc vẫn chưa đến nỗi nghiêm trọng lắm…!.
Các khoản tín dụng toàn cầu tăng lên rất khủng khiếp chỉ trong một thời gian ngắn nguồn cung tiền trên toàn cầu (tính theo usd) đã tăng lên hàng trăm lần, theo số liệu hiện tại đã có trên 140 ngàn tỷ đô la đã được đưa ra trên toàn cầu nếu tính mốc khảo sát từ năm 1971 tới 2009. Cách phân tích này dựa trên số liệu tổng hợp từ 138 quốc gia với 102 loại tiền tệ khác nhau. Do Mikehewitt –dollardaze.org thực hiện bằng cách tổng hợp từ các số liệu thống kê cung tiền: M0, M1, M2, M3 (chỉ một số ít quốc gia có thêm M4) cho thấy tốc độ cung tiền đã tăng hơn 100 lần cho tới tháng 10-2009 trong khi đó chỉ vài ngàn tỷ từ 1971- Một tốc độ kinh hoàng. (Trong khi tốc độ tăng nguồn cung Vàng chưa đầy 1% so với tiền tệ).
Trong khi nguồn cung tiền nhiều như vậy nhưng thế giới không phát triển thịnh vương tương ứng với tài sản ảo đó, trong khi nguồn tài nguyên cơ bản cho các hoạt động sản xuất duy trì sư sống lại đang cạn dần, trong khi khí hậu, thiên tai và dịch bệnh ngày càng bất thường, nghiêm trọng hơn thì một tương lai không mấy sáng sủa đang chờ đón loài người ở phía trước. Chỉ có những hành động khẩn cấp và những tư tưởng đột phá mới có thể cứu vãn loài người trước nguy cơ diệt vong. Hội nghị về biến đổi khí hậu Copenhagen gần đây chính là dẫn chứng cho vấn đề này và các quỹ đầu tư cũng đang chuyển hướng theo nó. Thế giới đang cần các cuộc cách mạng mới để tạo ra các bước ngoặt như cách mạng công nghiệp, công nghê thông tin có lẽ sắp tới là công nghệ mới và khai phá thiên hà.
Từ ý tưởng cơ bản trên trong thời gian qua và cả trong một tương lai gần các quỹ đầu cơ (Hedge Fund) sẽ tiếp tục chuyển hướng đón đầu để đầu tư. Các nguồn vốn mạo hiểm sẽ được dồn vào đó. Danh sách các tỷ phú từ công nghiệp cơ bản, bán lẻ, công nghệ thông tin sẽ sớm có thêm lĩnh vực công nghệ mới và khai phá thiên hà trong thời gian tới. Và hiển nhiên những người có túi tiền lớn các mối quan hệ rộng lại sẽ tiếp tục dành phần thắng. Nhà đầu tư nhỏ lẻ không thể đối đầu mà nên lựa theo xu hướng của họ để sống sót các động thái dịch chuyển dòng vốn từ họ nên được theo dõi sát sao.
Đánh giá về giá Vàng
Sau 03 tháng tăng giá bất thường phá vỡ các mức giá cao kỷ lục trước đó, hiện tượng này báo hiệu cho các bất ổn khác trên thị trường quốc tế vẫn đang chờ đợi chúng ta, những nhà đầu tư ở phía trước. Trong thời gần đây giá Vàng có bất ngờ điều chỉnh giảm sâu trở lại ở mức 1100-1120 trong những ngày cuối tháng 11 và đầu tháng 12 như tôi đã cảnh báo từ các bài phân tích trước đó, nó đã xảy ra. Hiện tượng này chính là việc các quỹ đầu cơ thường kết toán thường niên vào những tháng cuối năm cộng với việc đón đầu chính sách tiền tệ mới của FED- tức các quỹ đầu tư đã đánh hơi được về một khả năng FED sẽ dẫn đầu trong các ngân hàng trung ương quan trọng khác như BOE, ECB, BOJ trong việc tăng phân lời tỷ lệ lãi suất. Chính các bình luận gần đây của FED dẫn tới các phản ứng như vậy và hệ quả là USD đang mạnh dần lên, cho nên thị trường hàng hóa, chứng khoán và tiền tệ sẽ giảm trở lại để đón đầu chính sách này. Tuy nhiên, nếu biết cách sử dụng phân tích kỹ thuật tốt chúng ta vẫn có thể nhìn ra được hiện tượng này trước trên các biểu đồ, các mô hình.
Hiện đang có nhiều ý kiến trái chiều về giá vàng trong thời gian tới, người thì nói nó sẽ còn tăng cao nữa, kẻ thì nói nó sẽ rớt lại 900. Tôi không có bàn luận nào thêm ở thời điểm này.
Để trở thành nhà đầu tư chuyên nghiệp ngoài các kỹ năng phân tích kỹ thuật, các chiến lược giao dịch các nhà đầu tư nên học thêm cách phân tích các chính sách của các quốc gia lớn để từ đó có thể thu lợi cho riêng mình hoặc tránh được các tổn thất không đáng có. Các chính sách của từng quốc gia là rất khác biệt nhưng có một điều cơ bản đó là Lạm Phát. Tôi đưa ra lời kết luận trong bài viết đánh giá thị trường tài chánh cuối 2009 theo quan điểm của một nhà kinh tế học rất thành công. “Điều quan trọng nhất cần ghi nhớ đó là Lạm Phát không phải là một thiên tai, Lạm Phát đó là tai ương hay một bệnh dịch lây lan bùng phát bất cứ lúc nào- Lạm Phát là một chính sách. (Ludwig von Mises, nhà kinh tế học người Áo, gốc Ukraine)”.
Chúng tôi thường hay nói đùa với bạn bè ở nhiều quốc gia rằng: chúng ta sinh ra đã là một con nợ và chúng ta đang sống trong những thập kỷ với nhiều lo lắng, sợ hãi và cả nợ nần mà các khoản nợ này không biết do đâu và sẽ phải trả cho ai vì ai…?!. Các bạn hãy suy ngẫm về hiện tượng này và có thể trao đổi thêm với tôi.
Chúc các nhà đầu tư có những ngày nghỉ cuối tuần vui vẻ
Tác giả: Đặng Hào Quang (Chuyên gia cộng tác VTG)
Nguồn: vangthegioi.com.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,349.70 | 4,914.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,445.30 | 4,025.30 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,198.80 | 12,898.80 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,689.10 | 1,339.10 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 56
- Truy cập hôm nay: 450
- Lượt truy cập: 7770321