Đối với nhiều người, câu hỏi lớn hiện nay chính là liệu có phải việc tín dụng hạn chế đang cản trở kinh tế Mỹ phục hồi.
Thời kỳ tệ nhất của thị trường tài chính Mỹ nhiều khả năng đã qua, tuy nhiên mọi chuyện còn lâu mới trở lại bình thường.
Ông Bill Dudley, chủ tịch FED tại New York, đã tổng kết những gì đang diễn ra hiện nay trong một bài phát biểu với tóm tắt ngắn gọn “Mọi chuyện đã tốt hơn nhưng còn lâu mới đạt trạng thái tốt nhất”.
Khảo sát mới nhất của thành viên thuộc Hiệp hội Kinh tế (National Association of Business Economics) cho rằng các thị trường sẽ tiếp tục là gánh nặng đối với tăng trưởng kinh tế ít nhất cho đến năm 2010.
Đối với nhiều người, câu hỏi lớn hiện nay chính là liệu có phải việc tín dụng hạn chế đang cản trở kinh tế Mỹ phục hồi. Khi điều kiện tín dụng được nới lỏng, việc sử dụng kênh hỗ trợ thanh khoản của FED đã giảm đáng kể, Ngân hàng Trung ương đang giãn thời gian thực hiện chương trình mua tài sản.
Thị trường chứng khoán hóa đang trở nên sôi động hơn, số lượng các khoản nợ thẻ tín dụng và mua ô tô đang tiến lên mức trước khủng hoảng, thị trường thế chấp trong lúc đó vẫn phụ thuộc vào hỗ trợ từ chính phủ.
Tuy nhiên cùng lúc đó, mức độ tín dụng nói chung đang giảm. Chính trong thời gian khủng hoảng, tín dụng ngân hàng tăng trưởng bởi các công ty nhận được tín dụng được chấp thuận từ trước đó.
Thế nhưng từ đó đến nay, tín dụng đã giảm mạnh, từ mức 7,14 nghìn tỷ USD vào tháng 5/2009 xuống mức 6,74 nghìn tỷ USD vào tháng 9/2009, đà giảm diễn ra ngày một mạnh. Nguyên nhân của điều này là bởi ngân hàng ngại cho vay hay các công ty ngại vay tiền?
Sự suy giảm bắt nguồn từ cả hai yếu tố trên. Trong bối cảnh thua lỗ từ các khoản vay tăng lên, các ngân hàng ngại cung tiền. Một số ngân hàng đã khôi phục lại được khả năng tài chính của họ nhờ thị trường vốn phát triển tốt.
JP Morgan Chase công bố mức lãi quý 3/2009 cao gấp 7 lần so với cùng kỳ. Thế nhưng trong khi đó vẫn còn Citigroup tiếp tục thua lỗ. Nhiều ngân hàng nhỏ còn e sợ với khoản vay trong lĩnh vực bất động sản thương mại và xây dựng, tổng giá trị các khoản vay hiện được ước tính khoảng 1,5 nghìn tỷ USD.
Khảo sát mới nhất của FED đối với một số quan chức ngân hàng được thực hiện vào tháng 7/2009 cho thấy nhóm ngân hàng này tiếp tục thắt chặt tiêu chuẩn bảo lãnh phát hành.
Trong khi đó, dự trữ của họ tại FED lên mức đỉnh cao. Ngay cả những ngân hàng hiện đang rất mạnh cũng muốn thu hẹp hoạt động trong bối cảnh bất ổn liên quan đến các tiêu chuẩn vốn và quy định kế toán tăng cao.
Thế nhưng các công ty đang hạn chế vay tiền bởi họ cân nhắc kỹ trước khi tuyển dụng nhân sự hay đầu tư vào thiết bị, máy móc. Khảo sát này cho thấy từ giữa năm 2006, nhu cầu đối với các khoản vay thương mại và công nghiệp đã liên tục giảm.
Việc cung và cầu tín dụng giảm có thể nhìn thấy rõ trong lĩnh vực tín dụng tiêu dùng. Tín dụng tháng 8/2009 giảm với tốc độ trung bình năm 5,8% và ghi nhận tháng giảm thứ 7 liên tiếp. Đà suy giảm này hẳn đã sâu hơn nếu không nhờ chương trình khuyến khích đổi xe ô tô của chính phủ.
Các tổ chức cho vay thu hẹp hình thức tín dụng xoay vòng như nợ thẻ tín dụng. Trong 2 năm qua, hạn mức tín dụng đã bị cắt giảm tới 1,25 nghìn tỷ USD và 1,5 nghìn tỷ USD sẽ tiếp tục biến mất trong khoảng thời gian từ nay đến cuối năm 2010.
Ngay cả người vay tiền cũng thận trọng hơn. Các hộ gia đình tiết kiệm nhiều hơn và trả nợ bởi họ phải tập thích nghi với cú sốc tài sản sụt giảm tới 11 nghìn tỷ USD. Các bảng cân đối kế toán cần được điều chỉnh nhưng hậu quả hẳn hết sức đau đớn.
Nhu cầu của người dân đối với tín dụng yếu trong khi tiêu dùng người dân đóng góp tới 2/3 nền kinh tế là cản trở lớn nhất đối với nền kinh tế. Trong khi nợ tiêu dùng vẫn ở mức 129% thu nhập khả dụng, việc giảm vay tiền có thể tiếp tục.
Tỷ lệ trên 100% được coi như không thể tiếp tục duy trì. Chuyên gia David Rosenberg của công ty đầu tư Gluskin Sheff cho rằng nước Mỹ hiện đang trong giai đoạn người tiêu dùng và hộ gia đình thay đổi thái độ đối với tín dụng và chi tiêu, lợi tức trái phiếu vì thế đang giảm bớt. Người tiêu dùng đang hạn chế bớt các khoản nợ ngay cả khi chương trình kích thích tài khóa muốn họ chi tiêu nhiều hơn: tiêu dùng người dân chỉ tăng trưởng 1,3% trong tháng 8/2009.
Nhiều lĩnh vực trong nền kinh tế vẫn đang mắc kẹt trong tình hình tín dụng thắt chặt. Xét đến lĩnh vực tài chính doanh nghiệp, các công ty lớn có điều kiện tiếp cận với các khoản vay và chứng khoán. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp sẽ lập kỷ lục trong năm nay, bù lại cho sự suy giảm của tín dụng ngân hàng.
Chỉ ¼ doanh nghiệp đã niêm yết của Mỹ có thể tiếp cận với thị trường trái phiếu. Ngoài họ ra còn rất nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng nhân sự tương đương một nửa lực lượng lao động Mỹ và phụ thuộc chặt chẽ vào các ngân hàng.
Chuyên gia Whitney cho rằng những người đứng đầu doanh nghiệp nhỏ – đối tượng chính sử dụng thẻ tín dụng và hạn mức vay mua nhà, đang đương đầu với tình trạng tín dụng thắt chặt. Hiện nay việc tiếp cận với các khoản vay còn khó khăn hơn so với thời kỳ đầu thập niên 1980. Khảo sát cho thấy mọi chuyện trên thực tế còn nhiều thách thức hơn.
Không phải ai cũng cho rằng tín dụng hạn chế như vậy. Ông Bill Dunkelberg, chuyên gia kinh tế trưởng tại Liên đoàn kinh doanh độc lập (National Federation of Independent Business - NFIB) cho biết doanh nghiệp nhỏ hiện đang chịu ảnh hưởng bởi việc thiếu khách hàng hơn là các khoản vay hạn chế.
Khảo sát mới nhất của NFIB đối với các thành viên được thực hiện vào tháng 9/2009 cho thấy tài chính là vấn đề lớn nhất của họ, 32% trong số này coi doanh số là nguyên nhân chủ yếu đằng sau vấn đề trên.
Khi còn quá nhiều bất ổn tồn tại, hoạt động đầu tư vốn hiện đang ở mức thấp nhất trong 35 năm. Ông Dunkelberg nhận xét những công ty nào đang cố gắng vay tiền là đối tượng cố gắng cầm cự hoạt động kinh doanh chứ không phải để phát triển hoạt động kinh doanh.
Ông có thể đã đúng, tuy nhiên khi sự hồi phục được đảm bảo hơn, các công ty sẽ muốn vay tiền để khôi phục sản xuất và mua thiết bị mới. Ông Dunkelberg cho rằng các ngân hàng sẽ sẵn sàng giúp họ. Nhiều chuyên gia lại đưa ra quan điểm khác. Khi tỷ lệ thua lỗ các khoản vay từ nay cho đến năm 2010 chưa lập đỉnh và các ngân hàng sẽ còn gặp khó khăn ít nhất cho đến năm 2011, khả năng tín dụng thắt chặt sẽ có thể còn tiếp tục.
Theo Economist
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,350.00 | 4,930.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,445.50 | 4,045.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,209.50 | 12,909.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,714.50 | 1,364.50 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 570
- Truy cập hôm nay: 3128
- Lượt truy cập: 7744958