Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

FED liệu có lặp lại sai lầm?
2010-01-07 13:12:03

  


Nếu FED có thêm quyền lực, khủng hoảng tài chính đã không tệ hại đến vậy?

Cho đến nay, chủ tịch FED và một số nhà điều tiết thị trường khác được kỳ vọng sẽ nhìn ra một bong bóng mới đang hình thành.

Đó là lý do tại sao chủ tịch FED và chính quyền Tổng thống Obama đang hối thúc Quốc hội cấp cho FED thêm quyền hạn đối với các công ty tài chính.

Vậy đã đến lúc cần tính đến FED đã làm những gì trong thời kỳ bong bóng nhà đất, dựa trên lời từ những người đứng đầu FED.

Năm 2004, cựu chủ tịch FED, ông Alan Greenspan, cho rằng không nên quá lo lắng về việc giá nhà đất tăng. Năm 2005, ông Ben Bernanke và sau này là một quan chức thuộc chính quyền Tổng thống Bush cho rằng khả năng bong bóng nhà đất là hoàn toàn không có.

Cuối tháng 5/2007, ông cho biết các quan chức của FED không kỳ vọng về khả năng thị trường dưới chuẩn có thể tạo ra ảnh hưởng xấu nào đối với nền kinh tế Mỹ?

Việc ông Bernanke và một số nhà điều tiết thị trường khác cho đến nay vẫn chưa giải thích được tại sao họ không thể dự báo trước được về bong bong gần nhất chính là lý giải thiếu căn cứ cho việc họ kêu gọi được cấp thêm quyền lực.

Điều đó đặt ra một câu hỏi: “Tại sao Quốc hội, hay một bên nào khác, lại phải có niềm tin vào việc các quan chức của FED sẽ nhìn trước được bong bóng tiếp theo?”

Mới chỉ tuần này, chủ tịch FED đến dự hội nghị thường niên của các chuyên gia kinh tế tại Atlanta để cho biết về những chính sách của FED trong thời kỳ bong bóng. Phần lớn bài phát biểu của ông dành cho việc bảo vệ chính sách lãi suất thấp của FED, và nhiều quan điểm khác.

Thế nhưng mãi đến những phút cuối cùng, ông mới nói đến khung điều tiết lỏng lẻo. Giải pháp, theo những gì ông nói, đó là khung điều tiết tốt hơn. Ông chưa bao giờ thừa nhận FED thực ra đã không nhận ra và dự báo trước được về bong bóng vừa qua trên thị trường.

Việc thiếu trách nhiệm trong tự kiểm điểm sai lần chính là nguyên nhân khiến Quốc hội vẫn giữ thái độ lạnh lùng với FED.

Chắc chắn ông Bernanke sẽ đảm nhiệm chức vụ chủ tịch FED thêm một nhiệm kỳ nữa nhờ những thành tích về việc đưa ra chính sách kịp thời một khi khủng hoảng bắt đầu. Thế nhưng cho đến nay, Quốc hội chưa quyết định liệu có nên mở rộng quyền hạn cho ông và cân nhắc hạn chế FED trong nhiệm vụ chính: điều chỉnh lãi suất cơ bản đồng USD.

Thượng nghị sỹ Ron Paul thuộc Đảng Cộng hòa mới đây đã đề xuất về việc để Quốc hội quyền xem xét lãi suất cơ bản, dự thảo này đã được Hạ viện chấp thuận, Thượng viện cũng sẽ sớm xem xét vấn đề trên.

Các chuyên gia kinh tế nhìn chung hoảng sợ với ý tưởng của Ron Paul. Nếu Quốc hội có thể buộc quan chức của FED trả lời mọi câu hỏi về các động thái điều chỉnh lãi suất, quá trình này sẽ mang quá nhiều màu sắc chính trị. Một Ngân hàng Trung ương bị chính trị hóa là bước đầu tiên để dẫn đến lạm phát tăng cao.

Thế nhưng Quốc hội sẽ không chỉ sai lầm khi chính trị hóa chính sách tiền tệ. Mọi chuyện cuối cùng có thể kết thúc ở việc chính sách tiền tệ đi theo hướng khác, quan chức của FED cuối cùng sẽ vẫn có thêm quyền lực mà không phải chịu trách nhiệm về sai lầm do họ tạo ra.

Khi bị chỉ trích về khả năng điều hành của FED, chủ tịch FED thường phản bác rằng thật khó để có thể nhận ra một bong bóng đang hình thành. Trong phiên điều trần tại Thượng Viện Mỹ vào tháng trước, ông nói: “Việc đó cực kỳ khó để có thể biết liệu giá tài sản hiện đang tăng với mức độ có phù hợp hay không. Từ trước đến nay, điều đó là đúng. Làm sao bạn có thể biết liệu giá chứng khoán có thể tiếp tục tăng? Liệu giá vàng có hình thành bong bóng không? Giá nhà nhà bạn sẽ thế nào?”

Tuy nhiên, trên thực tế, bong bóng nhà đất gần đây là một ngoại lệ. Bằng bất kỳ cách tính toán nào, người ta cũng có thể thấy giá nhà đất tại phần lớn các vùng của Mỹ đã bị định giá quá mức.

Từ cuối thập niên 1960 đến năm 2000, giá nhà đất tại Mỹ tăng vọt. Ở một số nơi, số tiền thế chấp mà người dân phải trả hàng tháng cao gấp đôi so với tiền mà họ đi thuê một căn nhà vớt điều kiện tương tự.

Một vài người, chuyên gia kinh tế, nhà báo và thậm chí quan chức thuộc FED, nhận ra hiện tượng này. Điều đó không hề khó nếu chăm chú theo dõi các thông tin kinh tế cơ bản.

Bạn không thể biết chính xác khi nào và mức độ giá giảm ra sau, thế nhưng rõ ràng giá đang ngoài tầm kiểm soát. Trên thực tế, việc đưa a lời kêu gọi đó cũng giống như những gì FED đã làm khi lập nên mức lãi suất cơ bản: sử dụng dữ liệu cụ thể để quyết định liệu khu vực nào của nền kinh tế đang tăng trương quá nóng hay quá yếu.

Và quan chức FED thực sự đã có thể tạo ra ảnh hưởng nếu họ quyết định giải quyết bong bóng đó. Xét đến ông Alan Greenspan, sau này được coi như một “nhà tiên tri”, thông báo ông đang giải quyết những vấn đề liên quan đến thế chấp và ông có quyền làm được điều đó.

Vậy tại sao ông Greenspan và ông Bernanke vẫn sai lầm?

Câu trả lời thiên về tâm lý chứ không phải các lý do. Họ mắc kẹt trong những suy luận thông thường. Các công ty bất động sản, xây dựng, giám đốc điều hành trên phố Wall, chuyên gia kinh tế và hàng triệu chủ sở hữu nhà ở đều nói rằng giá nhà đất sẽ không giảm và những quan chức thuộc FED đều thuyết phục nhau rằng điều đó không xảy ra. Năm 2005, ông Ben Bernanke khi đó chưa làm chủ tịch FED, đã phát biểu: chưa bao giờ giá nhà đất giảm trên khắp nước Mỹ.

Ông và những đồng nghiệp của ông đều là nạn nhân của những hướng suy nghĩ sai lầm của nhóm kiến trúc sư tầu vũ trị Challenger, những người gây ra chiến tranh và những phi công tạo ra sai lầm bi thảm. Họ không tự cân nhắc lại giả thuyết của chính mình. Đó cũng là lỗi sai thông thường của một con người.

Như vậy, sai lầm có thể lặp lại một lần nữa.

Những cuộc tranh luận về điều tiết ngành tài chính trong thời gian gần đây còn chưa bàn đến một vấn đề: Làm sao để FED, với nhiều quyền lực mà cơ quan này đang có, sẽ chịu lắng nghe các bên khi bong bóng tới hình thành. Một bước đơn giản sẽ là chủ tịch FED phải nói thẳng thắn về thất bại gần đây của FED một cách chi tiết. Nếu ông này không muốn làm như vậy, Quốc hội có thể yêu cầu người khác.

Trong tương lai, quá trình xem xét lại như thế này có thể được đưa thành hoạt động thường xuyên để bàn cách ứng phó với khủng hoảng.

Nguồn :CafeF.vn

 





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,458.405,008.40
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,537.004,087.00
100g ABC Bullion Bar
14,491.9013,191.90
1kg ABC Bullion Silver
1,741.501,391.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 39
  • Truy cập hôm nay: 1068
  • Lượt truy cập: 7787720