Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Khủng hoảng nợ sẽ “châm ngòi” cho cuộc khủng hoảng mới
2010-01-15 13:28:51

Khi khủng hoảng tài chính bùng nổ vào năm 2008, việc một số nước như Iceland phá sản đã cho thấy tín dụng quốc gia không còn là vô hạn mà là hữu hạn. Cũng tương tự vào cuối năm 2009, Hy Lạp, Ireland, Dubai, Mexico liên tục bùng nổ các cuộc khủng hoảng nợ. Đây chính là một hồi chuông cảnh báo về tín dụng quốc gia cho các nền kinh tế lớn. Nếu nói, những quốc gia xảy ra khủng hoảng nợ nói trên đều là những nước có nền kinh tế khá nhỏ, thì các cường quốc kinh tế cũng có thể bùng phát một cuộc khủng hoảng tín dụng công tương tự. Trước đó, do Anh phải cõng những khoản nợ nặng nề, nhiều cơ quan xếp hạng tín dụng nổi tiếng thế giới đã nhiều lần cảnh cáo có thể sẽ hạ thấp xếp hạng tín dụng của Anh; Ngày 30/12/2009, Standard Poor’s lại cảnh báo, nếu chính phủ Nhật Bản không thể ổn định làm giảm các khoản nợ công đang ngày càng gia tăng tại quốc gia này, thì thứ hạng tín dụng AA của Nhật Bản cũng sẽ đứng trước nguy cơ bị đánh tụt.



Như vậy, liệu Mỹ - “một nền kinh tế siêu cấp” duy nhất của thế giới có bị nằm trong tình cảnh tương tự? Mặc dù hiện tại một số cơ quan đánh giá tín dụng nổi tiếng chưa hạ thấp tín dụng của Mỹ, lời cảnh báo đánh tụt tín dụng quốc gia dành cho Mỹ vẫn đang “văng vẳng bên tai”.

Hiện nay, rủi ro tiềm ẩn của tín dụng quốc gia Mỹ đã vô cùng lớn, hơn nữa còn đang ngày càng phát triển hơn. Rủi ro tín dụng của Mỹ bắt nguồn từ 3 phương diện. Một là, thâm hụt tài chính khổng lồ và nợ cao chồng chất; Hai là, chính sách nới lỏng tiền tệ quá mức của Mỹ; Ba là sự tràn lan của đồng USD trong phạm vi toàn cầu. Theo số liệu mà Bộ Tài chính Mỹ công bố hôm 16/10/2009, trong năm tài khóa 2009 (kéo dài đến 30/9/2010), thâm hụt ngân sách Mỹ đạt mức kỷ lục 1420 tỷ USD, tương đương với 10% GDP, mức cao nhất sau Đại chiến Thế giới II. Chính phủ Mỹ dự đoán, thâm hụt ngân sách năm tài chính 2010 sẽ đạt ngưỡng 1500 tỷ USD. Cho đến tháng 5/2009, mức dư thừa của trái phiếu chính phủ Mỹ đạt 11200 tỷ USD. Đúng vào lúc nợ cao chồng chất, để kích thích kinh tế, bản cân đối tài sản của Cục dự trữ liên bang Mỹ FED phình to nhanh chóng, từ mức 899,3 tỷ USD của tháng 6/2007 tăng lên 221,9 tỷ USD vào cuối năm 2009. Đồng thời, các khoản nợ bằng đồng USD mà các nền kinh tế khác toàn cầu đang sở hữu càng khiến nhiều người lo ngại.

Bản chất cuộc khủng hoảng tài chính xuất hiện toàn diện vào năm 2008 chính là cuộc khủng hoảng nợ, sau đó đã phát triển thành khủng hoảng tín dụng. Căn nguyên của cuộc khủng hoảng này là khủng hoảng cho vay tín dụng thế chấp thứ cấp của Mỹ, quy mô của nó chỉ là gần nghìn tỷ USD. Cuộc khủng hoảng nợ với quy mô chưa đầy nghìn tỷ này đã khiến toàn thế giới rơi vào một cuộc đại khủng hoảng trăm năm có một. Có thể thấy, nền kinh tế theo mô hình đòn bẩy hóa nợ quá mức này đặc biệt nguy hại cho thế giới. Sau khi khủng hoảng bùng phát vào năm 2008, một số ngân hàng tư nhân tiến hành đòn bẩy hóa tài chính, nhưng các cơ quan chính phủ toàn cầu lại nhanh nhẹn hơn triển khai việc đòn bẩy hóa tài chính ở mức độ lớn hơn. Cái được gọi nhằm mục đích giải cứu khủng hoảng chỉ là chuyển các khoản nợ từ các cơ quan tư nhân sang cơ quan chính phủ, dùng tín dụng quốc gia thay thế tín dụng tư nhân mà thôi.

Cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 về cơ bản đã kết thúc, nhưng bản chất của vấn đề vẫn chưa lột tả rõ hết, lại còn đang có dấu hiệu mở rộng nhanh và sâu hơn. Hiện tại, rủi ro nợ của nhiều nền kinh tế toàn cầu đều đang tích lũy trong đó, ước tính quy mô của nó còn gấp mấy chục lần so với quy mô khủng hoảng tín dụng thứ cấp của Mỹ. Nợ của toàn thế giới có thể đã phình to đến mức báo động. Nếu trong tương lai sự phát triển kinh tế toàn cầu bị đình trệ, như vậy quy mô kinh tế của toàn cầu về cơ bản sẽ không đủ để dung nạp các khoản nợ khổng lồ, khi đó, khủng hoảng nợ toàn cầu có thể sẽ diễn ra hết sức căng thẳng.

Vanginfo.vn                                          




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,476.605,026.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,552.104,102.10
100g ABC Bullion Bar
14,540.6013,240.60
1kg ABC Bullion Silver
1,748.501,398.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 120
  • Truy cập hôm nay: 2791
  • Lượt truy cập: 7789443