Câu trả lời đơn giản đó là khủng hoảng tiền tệ hẳn đã bùng phát trong nhóm các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Đồng tiền của Hy Lạp, Ireland, Ý, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha hẳn sẽ giảm sâu so với đồng mác Đức. Đây chính là điều mà nhóm nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu muốn tránh. Cho đến nay họ đã thành công.
Thế nhưng nếu không cần phải điều chỉnh tỷ giá, người ta cần điều chỉnh cái khác, đó chính là nền kinh tế của một số nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu. Nhóm nền kinh tế này đang mắc kẹt trong thế cạnh tranh với Đức – nước chuyên sản xuất và xuất khẩu hàng hóa chất lượng cao. Hy vọng những nước đó có thể làm được điều này.
Khu vực đồng tiền chung châu Âu đóng vai trò quan trọng. Quy mô của khu vực này tương đương với Mỹ và gấp đôi so với Nhật hay Trung Quốc. Cho đến nay, châu Âu đã vượt qua đợt thanh tra đầu tiên. Tuy nhiên, mức suy giảm của kinh tế Mỹ là 3,8% (mức chênh lệch cao nhất giữa thời kỳ đỉnh cao và thời kỳ đáy – quý 2/2008 và quý 2/2009), trong khi đó mức suy giảm của kinh tế châu Âu là 5,1%.
Tiêu chí quan trọng hơn đánh giá mức tăng trưởng của kinh tế khu vực đồng tiền chung châu Âu là những gì đang diễn ra trong nội tại khu vực này. Điểm khởi đầu chính là thâm hụt và thặng dư tài khoản vãng lai. Năm 2006, tình hình tại châu Âu vẫn khó khăn. Tuy nhiên trong nội tại khu vực châu Âu, Đức có thặng dư 190 tỷ USD (tương đương 6,5% GDP), Hà Lan (thặng dư tương đương 9,4% GDP), trong khi đó Tây Ban Nha chịu thâm hụt ngân sách 111 tỷ USD tương đương 9% GDP.
Nhiều người cho rằng trong một liên minh tiền tệ, thâm hụt tài khoản vãng lai không phải là vấn đề lớn. Họ đã sai.
Câu trả lời chính là trong thời kỳ suy thoái kinh tế. Thế nhưng trong một nước, người ta có thể dễ dàng chuyển từ vùng này sang vùng khác. Việc này không còn dễ dàng như vậy giữa các biên giới. Còn một sự khác biệt lớn hơn: chính phủ Tây Ban Nha không thể phản hồi lại ý kiến của những người thất nghiệp nước này bằng cách tuyên bố tình hình thị trường việc làm tại những nước khác thuộc châu Âu không tệ như vậy. Chính phủ cần phải đưa ra giải pháp, câu hỏi hiện nay chính là giải pháp đó là gì.
Trước khủng hoảng, nhóm nước có nền kinh tế khó khăn phải trải qua tình trạng cầu vượt quá cung, trong khi đó những nước khác lại đang chịu vấn đề ngược lại. Bởi chính sách tài khóa giống nhau, mô hình nhu cầu cá nhân vì thế khác nhau: năm 2006, lĩnh vực tư nhân của Hy Lạp, Ireland, Thổ Nhĩ Kỳ và Tây Ban Nha chi tiêu thấp hơn thu nhập của họ còn nhóm tư nhân tại Đức và Hà Lan còn chi tiêu hạn chế hơn.
Sụ sụp đổ đến. Rõ ràng, lĩnh vực tư nhân chịu ảnh hưởng mạnh nhất. Từ năm 2006 đến năm 2009, cơ cấu thu nhập và chi tiêu của Ireland, Tây Ban Nha và Hy Lạp thay đổi. Điều này cho thấy vấn đề mà các chuyên gia ngại nói tới: khả năng tài khóa khó có thể được duy trì nếu vấn đề cấp vốn trong lĩnh vực tư nhân không được duy trì. Ở những nước trên, thực tế đó đang diễn ra và tạo ra nhiều hậu quả xấu.
Trong thập kỷ đầu tiên của đồng euro, sự mất cân bằng trong nội bộ khu vực đồng tiền chung châu Âu và những bong bóng liên quan đã tạo ra nhiều ảnh hưởng xấu đối với tín dụng dành cho lĩnh vực tư nhân của nền kinh tế những nước đang tăng trưởng nhanh. Thế nhưng phạm vi ảnh hưởng nay không chỉ dừng lại ở đó, tín dụng lĩnh vực công cũng đang đi xuống.
Chuyên gia Charles Kindleberger thuộc MIT cho rằng nền kinh tế mở cần đến một bên đảm bảo. Vai trò của bên này chính là trở thành bên chi tiêu và bên vay tiền cuối cùng trong một cuộc khủng hoảng. Bên đảm bảo trong khu vực đồng tiền chung châu Âu sẽ là nước có khả năng tín dụng tốt nhất.
Trong khu vực đồng tiền chung châu Âu, Đức có thể đảm nhiệm vai trò này. Thế nhưng Đức là nước cho vay chứ không phải là nước đi vay tiền cuối cùng và sẽ vẫn là như vậy. Những người vay tiền có khả năng tài chính kém hơn sẽ đảm nhiệm vị trí này, hậu quả đối với xếp hạng tín dụng của họ là tất yếu.
Vậy nhóm nước này sẽ phải làm gì? Ở mức độ nào đó, họ phải giảm thâm hụt tài khóa. Nếu không có điều chỉnh nhất định về chính sách tiền tệ hay tỷ giá, suy thoái kinh tế trước đó vốn có nguyên nhân từ việc bong bóng chi tiêu trong lĩnh vực tư nhân sụp đổ sẽ trở nên trầm trọng hơn. Tệ hại hơn, trong những năm bùng nổ, nhóm nước trên đã để mất khả năng cạnh tranh trong khu vực đồng tiền chung châu Âu.
Lãi suất do Ngân hàng Trung ương châu Âu với mục tiêu cân bằng cung – cầu trong khu vực hiện nay đang quá thấp với những nước trải qua tình trạng bong bóng. Trong khi lạm phát tăng cao, lãi suất thực ở nhóm nước này còn tương đối thấp. Hàng hóa mất khả năng cạnh tranh ở thị trường nước ngoài, nhu cầu nội địa tăng, thâm hụt thương mại leo thang.
Nhu cầu từ những nước chủ chốt tăng cao. Nhóm nước này trong khi đó lại có khả năng cạnh tranh tốt trên toàn cầu, vị thế ở trên thế giới khá vững, đồng nội tệ khỏe, đồng euro vì thế đã tăng lên về giá trị.
Một số nước mắc kẹt: họ không thể dễ dàng tạo ra thặng dư, họ không dễ dàng khởi động cho vay trong lĩnh vực tư nhân và họ không thể duy trì mức thâm hụt tài khóa hiện tại trong dài hạn. Sự di cư hàng loạt sẽ là một khả năng tuy nhiên không phải là điều nên làm. Việc những công dân nước ngoài giàu có nhập cư và sống tại bất động sản giá thấp sẽ tốt hơn rất nhiều.
Trường hợp xấu nhất, thời kỳ suy giảm kéo dài là cần thiết để loại đi sự suy giảm của giá cả danh nghĩa và lương.
Ireland dường như đã chấp nhận tương lai nhưng Tây Ban Nha và Hy Lạp không như vậy. Nhóm nước chịu ảnh hưởng hiện nay đang trải qua tình trạng giảm phát nợ: giá cả danh nghĩa hạ, lương giảm, gánh nặng của những khoản nợ bằng đồng euro tăng. Làn sóng vỡ nợ trong lĩnh vực tư nhân và cả lĩnh vực công là điều có thể xảy ra.
Khủng hoảng trong khu vực đồng tiền chung châu Âu không phải là tình cờ. Những thành viên yếu hơn trong nhóm cần phải tìm được đường thoát khỏi cái bẫy mà họ đang mắc kẹt. Họ sẽ không nhận được nhiều sự hỗ trợ: khu vực không hề có ngân hàng nào trong vai trò bên cho vay cuối cùng. Nhưng họ phải thành công. Khi khu vực đồng tiền chung châu Âu được tạo ra, người ta không hẳn coi nó là một liên minh tiền tệ tối ưu. Sẽ cần phải tìm hiểu nhiều hơn về điều này.
Nguồn: Cafef.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,484.50 | 5,034.50 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,558.60 | 4,108.60 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,561.50 | 13,261.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,752.30 | 1,402.30 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 137
- Truy cập hôm nay: 2873
- Lượt truy cập: 7789525