Trước những tác động từ cuộc khủng hoảng tài chính Hy Lạp cùng với những khó khăn trong việc đưa các định chế mới của mình đi vào hoạt động, Liên minh Châu Âu (EU) đang hy vọng sẽ tự tái khẳng định lại mình với sự tăng cường hợp tác, cải thiện kinh tế giữa các quốc gia trong khu vực.
Những cam kết kinh tế hậu khủng hoảng của Châu Âu với rất nhiều sự quan tâm về tình hình thâm hụt ngân sách Hy Lạp và một số quốc gia khác sẽ trở thành tâm điểm của hội nghị thượng đỉnh EU vào hôm thứ năm (11/02) tới. Cuộc họp sẽ được chủ trì bởi Tân chủ tịch EU, ông Herman Van Rompuy, người mới nhậm chức vào hồi tháng 12/2009.
Đây cũng được coi là thử thách đầu tiên trong nhiệm kỳ của ông Van Rompuy và cũng là một bài kiểm tra nhỏ dành cho EU sau khi Hiệp ước Lisbon về cải cách các thể chế quyền lực của Liên minh châu Âu (EU) chính thức có hiệu lược ngày 01/12/2009.
Cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã tác động mạnh tới Hy Lạp, Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha, thậm chí còn gây nên nhiều mối lo ngại rằng những quốc gia này thậm chí có thẻ rơi vào tình trạng vỡ nợ. Điều này càng nhấn mạnh thêm sự cần thiết phải lấy lại đà tăng trưởng và sự gắn kết kinh tế giữa các quốc gia Châu Âu, đặc biệt là giữa 16 nước thành viên khu vực đồng tiền chung euro.
Bộ trưởng thương mại Anh Peter Mandelson hôm chủ nhật vừa qua (07/02) đã lên tiếng công kích EU khi liên minh này gặp thất bại trong việc đưa ra được một sự lãnh đạo mang tính toàn cầu đối với vấn đề cải tổ hệ thống ngân hàng. Cựu cao ủy thương mại Châu Âu khẳng định chính phủ các nước Châu Âu "cần phải thể hiện nhiều hơn nữa những chiến lược hướng tới EU với tư cách một khối thống nhất toàn diện."
Bản thân Châu Âu cũng đang tìm kiếm cách thức để thực hiện việc này. Mới đây nhất là việc EU đã ban ra một chiến lược "Liên minh Châu Âu 2020" mới với các mục tiêu tăng trưởng đề ra trong hơn 10 năm sắp tới nhằm thay thế cho "Hiệp ước Lisbon" được đưa ra hồi năm 2000, một chiến lược dù nhận được rât nhiều lời khen nhưng lại không thực sự đem lại hiệu quả.
Mặc dù chương trình mới này vẫn sẽ chưa thực sự hoàn tất cho tới tận tháng 06/2010 nhưng nhiều nhà hoạch định chính sách hy vọng về cơ bản, nó sẽ nhận được sự đồng thuận từ hầu hết các nhà lãnh đạo Châu Âu.
Tuần trước, Ủy ban Châu Âu tuy đã tán thành các biện pháp của Athens trước nỗ lực cố gắn kiểm soát tình hình thâm hụt ngân sách của nước này nhưng lại liệt Athens vào nhóm các nước cần sự kiểm soát kinh tế nghiêm ngặt.
Ủy ban này cũng sẽ đưa ra cảnh báo đối với các quốc gia không tuân thủ quy định chung. Tuy nhiên, theo kết quả từ bản phân tích mới nhất, các quốc gia EU dường như vẫn có ý định duy trì sự kiểm soát và giới hạn những tác động của hiệp định mới lên các công việc trong nước của mình - một sự thật càng gây thêm nhiều mối nghi ngờ về việc liệu sẽ có cơ chế mới nào thực sự đi vào hiệu quả hay không.
Vanginfo.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 57
- Truy cập hôm nay: 2874
- Lượt truy cập: 7793281