Đã qua rồi cái thời tiêu xài xông xênh của những ngày trước và sau khi gia nhập WTO, thay vào đó là cách chi tiêu khôn ngoan và dè dặt hơn trong năm 2009.
Tuy nhiên, các chuyên gia lại cho rằng Việt Nam đang thoát khỏi khủng hoảng và đã sẵn sàng cho giai đoạn sán lạn hơn phía trước.
Cơ sở cho nhận định lạc quan đó là lòng tin của người tiêu dùng Việt Nam được dự báo sẽ khôi phục trong năm 2010.
Ngay trước Tết Canh Dần, Công ty Nghiên cứu thị trường TNS Vietnam đã tiến hành một cuộc khảo sát về lòng tin tiêu dùng lần thứ 4 kể từ năm 2006 ở Hà Nội và Tp.HCM để thu thập phản hồi từ các hộ gia đình trung bình của Việt Nam. Khá nhiều bất ngờ thú vị từ những kết quả thu được của cuộc khảo sát này.
Thất nghiệp
Trong số 500 hộ gia đình được khảo sát vào tháng 1/2009, 86% người tiêu dùng tin rằng thất nghiệp ở Việt Nam sẽ tăng lên trong năm 2009.
Nhìn sang năm 2010, người tiêu dùng dường như lạc quan hơn nhiều với số người sợ thất nghiệp giảm xuống dưới 50%, trong khi 1/3 cho rằng thất nghiệp sẽ giảm trong năm 2010. 75% số người tiêu dùng này cũng phát biểu rằng họ cảm thấy an toàn với công việc hiện tại, so với con số 60% của năm 2009.
Năm 2009, nhiều người Việt (39%) nói rằng nếu mất việc, họ sẽ nhanh chóng tìm được công việc mới, nhưng nhìn qua năm 2010, con số này đã tăng nhẹ lên 47%.
Mặc dù vẫn thấp hơn năm 2006 và 2008, nỗi lo thất nghiệp trong năm 2010 đã giảm đáng kể và tương tự với năm 2006. Thất nghiệp không còn là nỗi đe dọa lớn, nhưng trên 60% người tiêu dùng vẫn xem khả năng thất nghiệp là một mối quan tâm.
Lòng tin tiêu dùng và nền kinh tế
Năm 2009, bối cảnh kinh tế chung của Việt Nam có phần xáo trộn.Trong số 6 chỉ số kinh tế được đo lường, có tới 3 chỉ số cho thấy tình hình sẽ xấu hơn trong 12 tháng tới, bao gồm: giá trị của đồng tiền Việt Nam (VND), thất nghiệp và giá sinh hoạt, trong khi 3 xu hướng kia vẫn còn tích cực so với năm trước, đó là: nền kinh tế Việt Nam, đầu tư nước ngoài (FDI) và mức sống cá nhân.
Lòng tin của người tiêu dùng trong năm 2010 đã trở lại, với 5 trong 6 chỉ số chính thể hiện sự tăng trưởng tích cực. Nhưng cũng có những sụt giảm tiêu cực trong 2010.
Nhìn chung, người tiêu dùng đã tìm lại được niềm tin đối với nền kinh tế Việt Nam, với 60% có suy nghĩ lạc quan so với chỉ 45% có suy nghĩ tương tự về nền kinh tế năm 2009. Quan trọng hơn, số người cho rằng nền kinh tế Việt Nam sẽ xấu đi đã giảm một nửa so với năm 2009 và hiện tại chỉ chiếm 17% trong tổng số người được khảo sát.
Mặc dù không bằng với trước thời khủng hoảng, đây vẫn là sự gia tăng rõ rệt trong quan điểm lạc quan của người tiêu dùng đối với bối cảnh kinh tế Việt Nam 2010.
Tiêu chuẩn được đề cập nhiều nhất, đó là “mức sống cá nhân” đã có sự gia tăng cao nhất so với năm 2009, với trên một nửa số người tiêu dùng cho rằng mức sống của họ sẽ cải thiện trong năm 2010, trong khi chỉ có 1/3 người có cùng suy nghĩ trong năm 2009, tăng 17 điểm.
Tuy nhiên, điều thật sự quan trọng của những kết quả này là con số phần trăm người tiêu dùng cho rằng mức sống cá nhân sẽ xấu đi đã giảm xuống. Năm 2009, 17% số người được khảo sát nói rằng mức sống sẽ đi xuống, nhưng chỉ có 9% đồng ý như vậy về năm 2010, điều này thể hiện rằng trước khủng hoảng thì số người có suy nghĩ này gấp hai lần.
FDI là một xu hướng tích cực khác, với 60% người được khảo sát tin rằng FDI và môi trường đầu tư nói chung sẽ cải thiện trong năm 2010. Những con số này cũng tương xứng với với mức tăng trưởng dự đoán FDI của Việt Nam và sẽ mang lại nhiều ngoại tệ cần thiết cho hệ thống ngân hàng trong năm 2010. Điều này cũng sẽ làm giảm bớt áp lực trong việc mất giá của VND.
Nhìn chung, người tiêu dùng Việt Nam lạc quan hơn về kinh tế trong năm 2010. Mặc dù vẫn còn thận trọng, vì những ảnh hưởng tiêu cực ở Việt Nam từ cuộc khủng hoảng toàn cầu xấu nhất trong nhiều thập kỷ qua, nhưng rốt cuộc thì lòng tin là nhiên liệu cho động cơ tăng trưởng kinh tế và Việt Nam dường như đang đứng trên đỉnh thùng chứa nhiên liệu.
Giá trị của VND bị sụt giảm nhiều trong lòng tin của người tiêu dùng với 54% số người tiêu dùng phát biểu rằng VND sẽ mất giá trong năm 2009 so với năm 2008. Năm 2010, người tiêu dùng vẫn còn suy nghĩ tiêu cực với 54% số người có nhận xét rằng giá trị của VND sẽ giảm đi, cùng tỷ lệ với năm 2009.
Điều này chắc hẳn được củng cố bởi sự điều chỉnh tỷ giá hồi cuối tháng 11/2009 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Chi tiêu và tiết kiệm
Kết quả của cuộc khảo sát “Lòng tin tiêu dùng năm 2009 của TNS” đưa ra con số 52% số hộ gia đình được khảo sát sẽ giảm chi tiêu hàng tháng vì suy thoái so với năm 2008.
Cuộc khảo sát năm nay cho thấy sự giảm bớt trong kiểu chi tiêu thận trọng, với 39% nói rằng họ sẽ giảm chi tiêu, trong khi 25% sẽ tiêu bằng năm 2009 và 35% sẽ chi nhiều hơn trong năm 2010.
Để củng cố hơn nữa về thay đổi thói quen chi tiêu, dữ liệu từ TNS VietCycle chỉ ra rằng tất cả các đáp viên có tiết kiệm vào tháng 9/2008, khoảng 11% thu nhập của họ được tiết kiệm trước suy thoái toàn cầu. 12 tháng sau, con số đã tăng lên 22%.
Vì vậy, hầu hết người tiêu dùng vẫn đang kiếm tiền, nếu không muốn nói là nhiều hơn trước suy thoái, tuy nhiên họ dường như thận trọng hơn và đang giữ chặt số tiền khó khăn kiếm được. Điều này phản ánh tăng trưởng chung trong tiết kiệm đối với trên 90 ngân hàng ở Việt Nam, nhưng các chỉ số lại cho thấy hầu hết các khoản tiết kiệm này vẫn ở bên ngoài các tổ chức kinh tế, ở trong nhà và két sắt.
Ở một vài phương diện, các kết quả này rất tích cực, vì chúng khẳng định rằng người Việt Nam vẫn có của cải và thu nhập, nhưng thách thức mà những người làm marketing phải đối mặt là làm thế nào để “dụ dỗ” người tiêu dùng chi tiêu khoản tiết kiệm của họ trong năm 2010.
Khi nền kinh tế bắt đầu hồi phục, một lần nữa người tiêu dùng hoàn toàn có thể tiêu hoang các khoản tiết kiệm để nâng cao mức sống cá nhân. Tuy nhiên, câu hỏi được đưa ra là họ sẽ chi vào những gì?
Trong số 11 lĩnh vực trong cuộc khảo sát “Lòng tin tiêu dùng của TNS năm 2009”, duy nhất lĩnh vực giáo dục được tăng thêm trong khoản chi với 19%, trong khi lĩnh vực chăm sóc sức khỏe không tăng cũng không giảm. 9 lĩnh vực còn lại, người tiêu dùng đều giảm chi, từ nhiều như 42% cho việc giải trí và ăn ngoài đến ít như 12% cho thực phẩm và đồ uống.
2010, một năm khác biệt
Suy nghĩ của người tiêu dùng cho thấy rằng chỉ có hai lĩnh vực sẽ bị giảm chi trong năm 2010. Giải trí và ăn ngoài một lần nữa là lĩnh vực bị giảm nhiều nhất. Tuy nhiên, khi xem xét lại quan điểm của người tiêu dùng về việc tăng chi tiêu cho việc này, sự suy giảm trở nên nhỏ hơn chỉ ở mức 6%. Lĩnh vực khác bị ảnh hưởng tiêu cực trong năm 2010 có vẻ như là các thiết bị gia dụng, giảm 1% so với 27% năm 2009.
Như vậy trong năm 2010, 9/11 lĩnh vực được khảo sát có sự gia tăng trong chi tiêu. Giáo dục một lần nữa đứng đầu danh sách với mức tăng cao nhất năm 2010 (59%), trong khi chỉ giảm 8%, vì vậy 49% người tiêu dùng nói rằng đang chi nhiều hơn vào giáo dục năm 2010, trong khi chỉ 1/3 chi bằng với năm 2009.
Ngành thực phẩm và đồ uống được tăng nhiều nhất so với năm 2009. Năm ngoái, khoảng 16% nói sẽ giảm chi tiêu về mặt này, trong khi chỉ 4% nói rằng sẽ tăng, nhưng năm 2010 có tới 40% người tiêu dùng sẽ tăng và chỉ 8% giảm chi tiêu.
Như vậy, ít nhất 1/3 trong tổng số người tiêu dùng sẽ móc ví cho loại thức ăn và nước uống ưa thích của mình trong năm 2010.
Trong 11 lĩnh vực được khảo sát, mức gia tăng chi tiêu tối thiểu từ 3% đến 49%. Như vậy trung bình khoảng 17% người tiêu dùng giảm chi tiêu, trong khi 30% sẽ tăng.
Tổng thể, dựa trên nhận thức của người tiêu dùng, chi tiêu sẽ tăng khoảng 14% cho các lĩnh vực, một điều rất tích cực, nếu không muốn nói là viễn cảnh lạc quan cho năm 2010.
Tác giả bài viết là Giám đốc Điều hành Công ty Nghiên cứu thị trường TNS Vietnam.
Theo VnEconomy
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,574.70 | 5,114.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,633.40 | 4,153.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,802.00 | 13,342.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,742.00 | 1,342.00 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 53
- Truy cập hôm nay: 286
- Lượt truy cập: 7836854