Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Nguy cơ khủng hoảng nợ như Hy Lạp không đe dọa Hungary
2010-06-07 16:11:52

Sau khi xem xét lại, chính phủ Hungary tuyên bố rằng nguy cơ vỡ nợ không đe dọa nước này, trong khi trước đó, một quan chức cho biết Hungary chỉ có một cơ hội mong manh để tránh khỏi kịch bản khủng hoảng nợ như Hy Lạp.

Giới phân tích từ Liên minh châu Âu (EU) cho đến Moody’s Investors Service đều nhận định rằng thông điệp lần này là chính xác. Tuy nhiên, điều đó có thể không đủ để xoa dịu lo ngại của nhà đầu tư cho đến khi Thủ tướng Hungary Viktor Orban tiến hành những biện pháp cụ thể để đạt được mức thâm hụt ngân sách mục tiêu do EU và Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) đặt ra.

Gyorgy Barcza, nhà kinh tế của KBC Groep NV tại Budapest, cho rằng mặc dù thông tin này khá lạc quan, nhưng các tài sản trong nước chưa thể phục hồi một cách nhanh chóng bởi chính phủ mới đang gánh chịu thâm hụt về tín nhiệm và sẽ mất nhiều thời gian để vượt qua.

Giới chính trị gia Hungary tuần trước khuấy đảo các thị trường tài chính thế giới khi một số viên chức của chính phủ mới đắc cử so sánh tình trạng của nước này với Hy Lạp và cáo buộc chính phủ tiền nhiệm giả mạo các số liệu tài chính. Nhận định này được các hãng thông tấn truyền đi khắp thế giới, qua đó làm gia tăng mối quan ngại rằng khủng hoảng nợ châu Âu đang lan rộng cũng như châm ngòi cho sự sụt giảm 4.8% giá trị của đồng forint trong 2 ngày và đẩy đồng euro xuống mức thấp nhất trong vòng 4 năm.

Ngoại trưởng Mihaly Varga, trước kia là bộ trưởng tài chính, trong nỗ lực tìm kiếm phương thuốc xoa dịu những lo lắng này, cho rằng mức thâm hụt ngân sách mục tiêu 3.8% mà EU và IMF đã thông qua là có thể đạt được khi thay đổi kế hoạch thu chi.

Một tuần trước đó, ông này ước đoán mức thâm hụt ngân sách có thể vượt quá 7%.

Sau tuyên bố của Varga, Thủ tướng Orban bắt đầu cuộc họp nội các khẩn cấp trong 3 ngày để phát triển kế hoạch nhằm đạt được mức ngân sách mục tiêu.

“So sánh với Hy Lạp là không phù hợp”

“Bất cứ so sánh nào với những quốc gia có mức đánh giá khả năng vỡ nợ tín dụng cao hơn Hungary đều không phù hợp”, Varga phát biểu, “những nhận định về vấn đề này đều cường điệu và nếu nó được nói ra bởi những đồng nghiệp của tôi thì thật là đáng tiếc.”

Hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng hay công cụ chứng khoán phái sinh (CDS), một công cụ bảo vệ khỏi rủi ro vỡ nợ, đối với các khoản nợ của Hungary nhảy vọt 58% trong vòng 2 ngày lên 4.103% vào ngày 04/06. Đà tăng trong ngày thứ hai là mạnh nhất kể từ Tháng 10/2008, khi Hungary nhận 20 tỷ EUR từ khoản cứu trợ của IMF để đảm bảo rằng nước này có thể thanh toán cho chủ nợ.

Theo CMA DataVision, ngày 02/06, hợp đồng hoán đổi rủi ro tín dụng đối với khoản nợ 5 năm bằng USD của Hungary ở 2.593%, so với 7.384% của Hy Lạp.

Điều này phản ánh niềm tin của nhà đầu tư vào chương trình thắt lưng buộc bụng của Thủ tướng tiền nhiệm Gordon Bajnai khi đã giảm mức thâm hụt ngân sách xuống 4% vào năm ngoái từ mức 9.3% năm 2006.

“Bước tiến nguy hiểm”

Theo ước đoán của Ủy ban châu Âu (EC), thâm hụt của Hungary sẽ tăng lên 4.1% so với mức trung bình 7.2% của EU và 9.3% của Hy Lạp; nợ chính phủ leo lên mức 79% so với mức trung bình 80% của EU và 125% của Hy Lạp.

Giám đốc điều hành Dominique Strauss-Kahn của IMF cho biết ông ngạc nhiên với những nhận định của chính phủ Orban trong tuần trước.

Ủy viên phụ trách vấn đề tiền tệ và kinh tế châu Âu Olli Rehn cho rằng Hungary đã có bước đi nguy hiểm và những dự báo về nguy cơ vỡ nợ đều sai lệch.

Hungary sẽ không nối gót Hy Lạp bởi nước này đã thực hiện tốt những gì cần thiết, Kristin Lindow, Phó chủ tịch của Moody’s Investors Service, phát biểu.

“Tính sai” ngân sách

Varga cho biết một ủy ban điều tra được Orban bổ nhiệm đã phát hiện ra chính phủ trước giả mạo các số liệu ngân sách. Tuy nhiên ông cũng không đề cập chi tiết những thay đổi cần thiết trong thu chi để duy trì ngân sách mục tiêu.

Tình hình của Hungary đã được cải thiện và thâm hụt ngân sách mục tiêu có thể đạt được nhưng các biện pháp khắc phục lâu dài nên được công bố, ông phát biểu.

Peter Szijjarto, người phát ngôn của Thủ tướng Orban, hôm 04/06 cho biết chính phủ cam kết cắt giảm thuế và giảm thâm hụt bằng cách thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm. Ông này cũng cho rằng lo ngại về nguy cơ vỡ nợ là không hề cường điệu.

Jay Bryson, nhà kinh tế toàn cầu của Wells Fargo Securities LLC tại Charlotte, North Carolina, cho rằng nếu muốn giảm thâm hụt thì việc cắt giảm thuế trong tương lai gần có thể không phải là cách phù hợp bởi người dân sẽ không sẵn lòng để tiến hành những bước đi cần thiết.

Ngày 03/06, Orban đề nghị EU và IMF nâng mức thâm hụt ngân sách mục tiêu tuy nhiên Chủ tịch EC, Jose Manuel Barroso đã từ chối.

Hai năm sau khi nhận viện trợ, Hungary vẫn đang trong tình trạng yếu ớt và không thể hoàn thành chính sách tài khóa vững chắc. Thị trường sẽ “lập tức trừng phạt” nước nào yêu cầu thâm hụt cao hơn trong khi các thành viên của EU từ Hy Lạp cho đến Đức đang cắt giảm chi tiêu, ông Barroso cho biết.

Vấn đề nghiêm trọng ở đây là bất cứ điều gì xảy ra ở Hungary hay bất cứ quốc gia nào dù nhỏ có thể châm ngòi cho phản ứng mạnh mẽ từ thị trường tài chính, Domenico Lombardi, Chủ tịch của Viện Oxford về Chính sách kinh tế, cho biết. Thị trường đang quan sát bất cứ dấu hiệu suy yếu nào, điều này càng khẳng định sự thiếu niềm tin vào sức mạnh của châu Âu.
Theo Vietstock




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 178
  • Truy cập hôm nay: 5006
  • Lượt truy cập: 7801133