Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Thắt chặt chi tiêu và đại suy thoái
2010-07-02 15:30:04

Nền kinh tế thế giới chưa vượt qua được giai đoạn khó khăn kể từ khi cuộc khủng hoảng tài chính bắt đầu năm 2008. Đối phó với tình trạng nợ quốc gia chồng chất, tuần rồi, lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhóm họp ở Canada đã đi đến thỏa thuận chung là thắt chặt chính sách tài khóa, cắt giảm chi tiêu công.

Chính sách này ngay lập tức gặp phải những y kiến chỉ trích gay gắt, trong đó có cảnh báo của nhà kinh tế đoạt giải Nobel kinh tế năm ngoái, ông Paul Krugman, cho rằng thế giới có thể sẽ bước vào đợt suy thoái kinh tế lần thứ Ba.

Theo ông Krugman, thế giới có thể đang ở giai đoạn sớm của một cuộc suy thoái kinh tế kéo dài mà hậu quả là hàng chục triệu người sẽ thất nghiệp lâu dài, mà lý do chính là sai lầm về chính sách. “Khắp thế giới – và gần đây nhất là ở hội nghị G20 – các chính phủ đang bị ám ảnh về lạm phát trong khi mối đe dọa thực sự là giảm phát; họ kêu gọi phải thắt lưng buộc bụng trong khi vấn đề thực sự là chi tiêu không đủ.”

Điểm lại lịch sử, một số nhà kinh tế phân tích rằng trong cuộc Đại Suy thoái những năm 30 của thế kỷ 20, chính quyền tổng thống Franklin D. Roosevelt đã áp dụng một chính sách thắt chặt chi tiêu bằng 5% của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cộng với việc tăng thuế. Các nước Châu Âu bấy giờ cũng cắt giảm mạnh chi tiêu công.

Ông Krugman chỉ ra rằng tình trạng nền kinh tế hiện nay, đặc biệt là tỷ lệ thất nghiệp cao ở các nước phương Tây, không khác gì mấy với những năm đầu thập niên 30. Ông cho rằng thời điểm kinh tế chưa thoát ra khỏi tình trạng trì trệ như thế này, thì chưa phải là lúc cắt giảm chi tiêu công mà thực ra vẫn phải tiếp tục đẩy mạnh kích cầu kinh tế bằng luồng tiền chính phủ. “Trong khi chính sách tài khóa có trách nhiệm về lâu dài là quan trọng, thì việc cắt giảm chi tiêu giữa một cuộc suy thoái, làm cho suy thoái càng nặng nề hơn dẫn đến giảm phát, thì thực ra là tự hại mình.”

Đứng giữa hai quan điểm chính sách kinh tế trái ngược nhau hiện nay, khó có thể khẳng định ngay lập tức trường phái nào đúng hơn trong hoàn cảnh này. Các nước kinh tế phát triển thời gian vừa qua đều hoảng hốt vì những mối đe dọa nợ nần dẫn đến phá sản như đã xảy ra với Ireland và Hy Lạp. Viễn cảnh thế hệ tương lai sẽ phải gánh những khối nợ khổng lồ (mà Trung Quốc có thể là chủ nợ chính) hoặc thậm chí không còn tiền nghỉ hưu khiến cho một loạt các nước Châu Âu đưa ra chính sách tài khóa thắt chặt. G20 cam kết sẽ cắt thâm hụt ngân sách xuống một nửa vào năm 2013, và ổn định hoặc giảm nợ trong tương quan với GDP vào năm 2016.

Tổng thống Mỹ Barack Obama nằm trong số ít muốn có một đợt “kích cầu” mới, không những không thuyết phục được các nguyên thủ quốc gia khác, ông còn không thuyết phục được chính quốc hội Mỹ thông qua một số gói kích cầu nhỏ ở nhà. Mỹ là một trong nhứng con nợ lớn nhất thế giới, với thâm hụt ngân sách hiện nay bằng 11% GDP cả nước. Obama không gặp được đồng minh trong việc thúc đẩy chi tiêu công, trong khi cả Anh và Nga đều kêu gọi cân bằng ngân sách và thắt lưng buộc bụng vì một tương lai ổn định.

Các nhà phân tích kinh tế cho rằng áp dụng chính sách thận trọng về tài khóa trong thời điểm này là một thử nghiệm nguy hiểm. “Chưa từng thấy cùng lúc có nhiều quốc gia áp dụng chính sách thắt chặt như hiện nay,” ông Avery Shenfeld, kinh tế trưởng của CIBC World Markets nhận xét.

Nỗi e ngại kinh tế sẽ ngã vật trở lại vào suy thoái có thể là nguyên nhân khiến cho các thị trường chứng khoán toàn cầu đi xuống trong những ngày gần đây. Nhìn tổng thể, kinh tế thế giới chưa có nhiều dấu hiệu hồi phục mạnh mẽ. Lãi suất ở những nền kinh tế lớn như Mỹ, Nhật, và các nước Châu Âu đều đang ở mức không thể thấp hơn được nữa, ở mức 0 đến 0.25%, nhưng tín dụng ở Mỹ vẫn tăng trưởng âm 5% trong năm 2009. Tiêu dùng cá nhân ở Mỹ, chiếm đến 70% của nền kinh tế nước này, tăng trưởng rất thấp. Người dân Mỹ đang áp dụng chính sách tiết kiệm hơn kể từ đầu cuộc khủng hoảng tài chính đến nay. Chính sách tiền tệ như vậy là cũng gần hết cách, thì về mặt tài khóa, các chính phủ lại thắt lại.

Những chuyên gia có góc nhìn thận trọng nhất cho rằng có thể đến cuối năm nay, tình hình kinh tế sẽ ảm đạm hơn. Hiện nay, các gói kích cầu được tung ra trong thời gian qua vẫn còn tác dụng nên có thể những điểm yếu của nền kinh tế thế giới chưa thực sự bộc lộ hết.
Theo SGGP




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,530.505,030.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,596.804,096.80
100g ABC Bullion Bar
14,684.2013,184.20
1kg ABC Bullion Silver
1,765.201,365.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 136
  • Truy cập hôm nay: 750
  • Lượt truy cập: 7801939