Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Điều chỉnh tỷ giá đồng nhân dân tệ: Mới chỉ là khởi động
2010-07-05 09:49:03


Thứ hai, 05/07/2010 8:14:19
Ngày 19/6, Ngân hàng trung ương Trung Quốc (PboC) thông báo sẽ để tỷ giá đồng NDT linh hoạt hơn. Đó được coi là bước khởi đầu để đồng NDT tăng gái sau gần 2 năm (trói mình) vào đồng USD. Nhưng ngay ngày kế tiếp, vẫn là PboC tuyên bố sẽ duy trì một tỷ giá ổn định và không có điều chỉnh mạnh nào. Thị trường lại loạng choạng từ lạc quan sang bi quan, ngờ vực…

Thực tế, cần phải nhắc thêm đến một phát ngôn đáng chú ý khác của PBoC ngày 18/6. Đó là thông điệp rất mạnh mẽ rằng, tỷ giá đồng NDT là chuyện riêng của Trung Quốc, do Trung Quốc tự quyết và sẽ không được đưa ra thảo luận tại Hội nghị Thượng đỉnh G20 (ngày 26 và 27/6 tại Canada). Ba tuyên bố trong ba ngày liên tiếp đã khuấy động một lần nữa chủ đề gây tranh cãi từ lâu là tỷ giá đồng NDT. Hai năm qua, nó luôn được duy trì ở mức 6,83 NDT/USD nhằm hỗ trợ lĩnh vực xuất khẩu, “xương sống” của phép màu kinh tế Trung Quốc. Và đương nhiên các quốc gia nhập khẩu hàng Trung Quốc, đặc biệt là Mỹ, bị cho là chịu thiệt thòi. Đây trở thành cái gai luôn nhức nhối trong mắt Washington khi thâm hụt thương mại với Bắc Kinh cứ ngày một phình to (khoảng 227 tỷ USD trong năm 2009). Cuộc khủng hoảng tài chính vừa qua càng làm sức ép tăng mạnh đối với Nhà Trắng. Dư luận đòi hỏi chính quyền phải quyết liệt hơn nữa, đẩy đồng NDT lên giá trị đích thực để các công ty, người lao động Mỹ không bị thiệt thòi.

Nước cờ cao tay

Giờ thì Tổng thống Barack Obama hay Bộ trưởng Tài chính Mỹ Timothy Geithner có thể “vỗ ngực” rằng, tác động từ họ là một yếu tố quan trọng trong quyết định điều chỉnh tỷ giá của Bắc Kinh. Nhưng thực tế, với ảnh hưởng và sức mạnh ngày càng tăng của mình trên trường quốc tế, Trung Quốc không dễ dàng cúi đầu như vậy. Có thể thấy rõ một loạt động thái vừa qua chỉ là những nước cờ đã được Bắc Kinh tính toán kỹ lưỡng về thời điểm lẫn mục đích. Nhiều nhà phân tích so sánh Trung Quốc giống… World Cup 2010 ở điểm đầy bất ngờ khi tuyên bố điều chỉnh tỷ giá khiến thị trường quốc tế khá sốc. Dù ai cũng hiểu chẳng chóng thì chầy, Bắc Kinh sẽ phải “cởi trói” đồng NDT. Nhưng trước đó, đa số cho rằng quyết định này sẽ bị trì hoãn bởi hai yếu tố: cuộc khủng hoảng nợ công gần đây tại khu vực châu Âu khiến toàn cảnh kinh tế thế giới chưa mấy sáng sủa và dư luận bất bình trong nội bộ Trung Quốc rằng phương Tây “chọc mũi” quá nhiều vào đồng NDT. Song, rõ ràng đây là lúc thích hợp. Tuyên bố điều chỉnh làm dịu những chỉ trích từ bên ngoài, tránh viễn cảnh trầm trọng thêm các cuộc chiến thương mại (đặc biệt với Mỹ nếu Washington xác định chính thức rằng Bắc Kinh bóp méo tỷ giá), né luôn được cả khả năng đồng NDT thành chủ đề tranh cãi quyết liệt ở hội nghị G20.

Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa Trung Quốc quyết định sẽ “thả” đồng NDT bởi áp lực khách quan. Thực chất, Trung Quốc điều chỉnh vì chính họ. Như Jun Ma, Kinh tế trưởng phụ trách mảng Trung Quốc của Deutsche Bank Hong Kong nhận xét: “Đây là một phần trong những thay đổi cấu trúc để giảm bớt sự phụ thuộc vào xuất khẩu, làm trôi chảy quá trình chuyển dịch hướng tới một nền kinh tế với tiêu dùng làm động lực”.

Và cái cách “gỡ ra rồi lại buộc vào như chơi” của Trung Quốc thể hiện qua hai thông điệp trái chiều trong hai ngày liên tiếp là một nhắn nhủ rất rõ ràng từ Bắc Kinh. Tỷ giá đồng NDT sẽ linh hoạt hơn, nhưng việc định giá lại đồng NDT sẽ không phải câu chuyện một sớm một chiều. Và quan trọng nhất, thị trường điều tiết tỷ giá chứ đừng tin tưởng chắc nịch rằng đầu tư vào đồng NDT sẽ chắc thắng.

Muốn nhanh cứ phải… từ từ

Khó có khả năng trong ngắn hạn và trung hạn tỷ giá đồng NDT sẽ được điều chỉnh mạnh. Một đồng NDT tăng giá nhanh chóng sẽ hút mạnh các luồng vốn nóng đầu tư vào và điều đó sẽ tàn phá những nỗ lực hiện nay của Chính phủ Trung Quốc trong việc kiềm chế lạm phát cũng như làm nguội thị trường bất động sản nội địa, vốn đang đứng trước nguy cơ vỡ bong bóng bởi phát triển quá nóng.

Và sự chậm rãi của Bắc Kinh sẽ còn vì lĩnh vực xuất khẩu vốn đang rất nhạy cảm. Đồng NDT mạnh lên sẽ khiến các nhà sản xuất mất đi lợi ích quen thuộc lâu nay trong khi họ đã và đang chịu những sức ép từ chi phí tăng lương lẫn nhu cầu còn èo uột từ các thị trường nhập khẩu lớn nhất. Có một số quan điểm, định giá lại đồng NDT sẽ không ảnh hưởng mấy đến xuất khẩu của Trung Quốc bởi phân nửa lượng hàng xuất khẩu là gia công, lắp ráp từ các linh kiện, vật liệu nhập khẩu ở châu Á. Tuy nhiên, đó là xét trong trường hợp đồng NDT biến động đơn lẻ. Rắc rối là ở chỗ, các tiền tệ châu Á có xu hướng “khiêu vũ” cùng nhau. Khi Trung Quốc định giá lại đồng NDT năm 2005, những tiền tệ ở khá xa như đồng won Hàn Quốc hay ringgit Malaysia cũng tăng tương đương. Và vừa qua, tiền tệ khắp khu vực cũng tăng theo đồng NDT khi thị trường biến động bởi thông tin từ PBoC. Nếu đồng NDT tăng mạnh trong những tháng tới, các tiền tệ châu Á sẽ theo chân và làm tăng mạnh chi phí trong dây chuyền sản xuất của Trung Quốc. Đó sẽ là cơn ác mộng cho các nhà xuất khẩu. Theo Viện Ngân hàng Phát triển châu Á ở Tokyo, cứ 1% tăng trong tỷ giá tiền tệ ở Đông Á sẽ kéo theo 3% giảm trong lượng hàng xuất khẩu của Trung Quốc.

Ngoài ra, với đồng NDT đã tăng 16,7% trong năm nay so với đồng euro bởi cuộc khủng hoảng nợ công khu vực châu Âu (thị trường xuất khẩu lớn nhất của Trung Quốc), PBoC khó mà chấp nhận một mức tăng nữa so với đồng USD. Một số nhà phân tích cho rằng, đến cuối năm nay đồng NDT sẽ tăng khoảng 3% so với đồng USD, một mức “tí hon” so với đòi hỏi 20 - 25% mà vài chính trị gia Mỹ đang nêu ra. Song, ngay cả động thái khiêm tốn đó cũng còn bị nghi ngờ.

Tỷ giá đồng NDT sẽ được điều chỉnh linh hoạt hơn. Và những tuyên bố vừa qua của Trung Quốc có thể coi như là “pháo hiệu” chính thức mở màn cho hành trình đó. Nhưng, đây vẫn là một hành trình dài mà hiện tại mới chỉ là bước khởi động lại sau 2 năm tạm ngừng mà thôi.

Hành trình điều chỉnh NDT

* 1988: Trung Quốc lập các trung tâm hoán đổi tiền tệ bán chính thức, cho phép giao dịch đồng NDT ở một tỷ giá sát hơn phản ánh nhu cầu thị trường.

* 1/1/1994: Tỷ giá chính thức và tỷ giá ở các trung tâm hoán đổi được thống nhất, theo đó đồng NDT bị đánh tụt giá trị khoảng 33% xuống còn 8,7 NDT/USD.

* 4/1994: Thị trường tiền tệ liên ngân hàng đầu tiên được thành lập ở Thượng Hải. Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường để duy trì đồng NDT ổn định.

* 1/12/1996: Cho phép đồng NDT có khả năng chuyển đổi toàn diện.

* 1994 - 1996: Đồng NDT tăng từ 8,7 lên 8,28 NDT/USD.

* 1997 - 1999: Trung Quốc được đánh giá cao khi giữ đồng NDT ổn định trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á.

* 2000: Đồng NDT được cho phép có biên độ tỷ giá rộng hơn so với đồng USD, cụ thể là 8,2760 - 8,2800 NDT/USD.

* 12/2001: Trung Quốc gia nhập WTO và cam kết sẽ dần điều chỉnh chính sách tiền tệ.

* 2003: Sức ép tăng mạnh về định giá lại đồng NDT để giúp cân bằng thương mại toàn cầu.

* 12/2004: Bắc Kinh tuyên bố sẽ dần theo cơ chế tiền tệ linh hoạt.

* 21/7/2005: Đồng NDT được nâng giá trị 2,1% lên một “tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát” theo cách gọi của Trung Quốc.

* 7/2008: Ngân hàng trung ương “trói” đồng NDT ở mức 6,83 NDT/USD đối phó với khủng hoảng

* Tháng 6/2010: Bắc Kinh tuyên bố nối lại cải cách tỷ giá hối đoái đồng NDT, tăng tính linh hoạt tiền tệ.


Theo DĐDN




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,534.605,034.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,600.204,100.20
100g ABC Bullion Bar
14,695.3013,195.30
1kg ABC Bullion Silver
1,767.601,367.60
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 239
  • Truy cập hôm nay: 933
  • Lượt truy cập: 7802122