Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Triển vọng kinh tế thế giới năm 2011
2010-12-28 16:07:47

Có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong 2 năm tới sẽ yếu đi, lạm phát tăng cao, lượng tiền cung ứng quá mức.
Theo báo cáo của các tổ chức tài chính và xếp hạng quốc tế, kinh tế thế giới năm 2010 phục hồi chậm chạp và có nhiều dấu hiệu cho thấy tốc độ tăng trưởng trong 2 năm tới sẽ yếu đi, lạm phát tăng cao do giá lương thực và nguyên nhiên liệu đầu vào tăng cao và lượng tiền cung ứng quá mức.

Một số nền kinh tế chủ chốt tiếp tục gặp khó khăn về nợ nần, nên nhu cầu còn yếu ớt và chưa khuyến khích các nhà đầu tư trở lại sản xuất thực. Đáng chú ý, tỉ lệ thất nghiệp cao, các chính sách thắt chặt tài chính, tinh thần hợp tác của các nền kinh tế lớn đang lụi tàn và nguy cơ chiến tranh tiền tệ là những yếu tố đe dọa quá trình phục hồi kinh tế.

Kinh tế thế giới dự kiến sẽ tăng 3,4-3,6% trong năm nay, sau sẽ giảm xuống 3,0-3,1% vào năm 2011 trước khi tăng trở lại 3,3-3,5% vào năm 2012. Thương mại toàn cầu năm 2010 phục hồi và tăng 12,3% trong năm 2010, nhưng giảm xuống còn 8,3% vào năm 2011 và 8,1% vào năm 2012.

Kinh tế Mỹ năm 2010 chỉ tăng 2,4-2,5%, sẽ tăng 3,0-3,6% vào năm 2011, tỉ lệ thất nghiệp có thể tăng lên 10% vào năm tới. Theo báo cáo của Bộ Tài chính Mỹ, nợ công của Mỹ trong năm tài khóa kết thúc ngày 30/9/2010 tăng 2.000 tỉ USD so năm trước lên 13.473 tỉ USD. Trong đó, chi phí điều hành chính phủ tăng gần gấp đôi so năm trước và đạt 2.080 tỉ USD, tổng nợ của các bang lên tới 2.000 tỉ USD. Tuy nhiên, cam kết giảm thuế đã được thông qua có thể kích thích tăng trưởng kinh tế trong năm 2011, khi mà Mỹ chưa thoát khỏi nợ nần.

Kinh tế tại khu vực euro năm 2010 dự báo sẽ tăng 1,7%, gấp đôi dự báo 0,9% đưa ra hồi đầu năm. Tăng trưởng kinh tế năm 2011 của khu vực này chỉ giảm đôi chút xuống mức 1,5% do tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm và ảnh hưởng của các biện pháp cắt giảm chi tiêu mà khu vực này đang thực hiện, sau đó sẽ phục hồi và tăng 1,8% vào năm 2012. Kinh tế Đức tăng 3,7% trong năm nay và chỉ tăng 2,2% vào năm 2011, kinh tế Pháp dự kiến tăng 1,6% trong năm 2010 và 2011. Những nước gặp khó khăn về nợ nần sẽ tiếp tục lao đao khi chính phủ hạn chế chi tiêu và tăng thuế. Sau Hy Lạp, Ireland, Bồ Đào Nha cũng sẽ rơi vào suy thoái với tăng trưởng kinh tế giảm còn 1% sau khi tăng 1,3% vào năm 2010. Kinh tế Hy Lạp sẽ giảm 3% vào năm 2011, thấp hơn mức giảm 4,2% trong năm 2010. Việc rút các gói kích thích khẩn cấp từ NHTW châu Âu (ECB) đang trở nên phức tạp do lo ngại về tình hình của các nước mắc nợ, khó khăn tài chính của các nước trong khu vực còn là vấn đề lâu dài. Nhằm đáp ứng nhu cầu thanh khoản đầu năm mới, ECB sẽ cho các ngân hàng khu vực vay 149,5 tỉ euro trong 3 tháng, hiện đã có 270 ngân hàng xin vay không giới hạn qua 98 ngày với lãi suất trung bình, điều này cho thấy khủng hoảng châu Âu còn kéo dài.

Mặc dù, kinh tế Nhật Bản đã tạo được đà phát triển trong quí 3, nhưng đà này đang mất đi do nhu cầu của nước ngoài giảm sút, đồng yên mạnh ảnh hưởng đến xuất khẩu và giảm phát tiếp tục cản trở tốc độ phục hồi. Từ đầu năm đến nay, yên nhật đã tăng 11% so USD, GDP trong năm tài khóa bắt đầu từ ngày 01/04/2011 chỉ tăng 1,5% sau khi tăng 3,1% trong năm nay. Vì thế, NHTW Nhật Bản quyết định giữ nguyên lãi suất cơ bản 0-0,1% và duy trì quỹ thu mua tài sản trị giá 5.000 tỷ yên được công bố hồi tháng 10.

Kinh tế Trung Quốc tuy vẫn tăng trên 8% trong những năm tới, nhưng lạm phát có nguy cơ tăng cao và không thể khắc phục được trong ngắn hạn. Theo chuyên gia tài chính Hàn Tiếu, lạm phát có nguy cơ bùng phát do 3 nguyên nhân chủ yếu. Trước hết là do phát hành tiền quá mức so với nhu cầu thực tế, gây ra mất giá bản tệ. Tính đến cuối tháng 8/2010, qui mô M2 của Trung Quốc gấp 5,5 lần so với 10 năm trước và hiện đã đạt gần 70.0000 tỉ nhân dân tệ, trong khi GDP chỉ là 27.000 nhân dân tệ, nghĩa là lượng siêu phát tiền tệ là 43.000 tỉ nhân dân tệ. Tiếp theo là sự leo thang của giá cả các loại hàng hóa chủ chốt như nhà cửa, xăng dầu cũng gây áp lực lạm phát, và thứ ba là tác động của sự thay đổi trong cơ cấu kinh tế và lao động của Trung Quốc. Vì thế, kiềm chế lạm phát không chỉ đơn thuần là thay đổi chính sách tiền tệ mà phải nâng cao năng suất lao động và đổi mới công nghệ.

Các nền kinh tế Đông Á, trong đó có Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore sẽ tăng 8,6% trong năm 2010 và giảm xuống còn 7,3% vào năm 2011 do suy thoái kinh tế toàn cầu và các chương trình kích thích kinh tế của các chính phủ đều bị thu hẹp, tăng trưởng kinh tế tại khu vực này cũng vấp phải một số trở ngại và lạm phát tăng tại một số nước do luồng vốn vào tăng mạnh, buộc các nền kinh tế này phải nâng lãi suất hoặc phải để đồng bản tệ tiếp tục đà tăng giá so với USD.

Kinh tế Ấn Độ dự kiến tăng 8,4% trong năm 2011 sau khi tăng 8,8% trong năm nay. Đầu tháng 10, Goldman Sachs cũng đã điều chỉnh tăng mức dự báo về tăng trưởng của Ấn Độ tài khoá kết thúc vào 31/3/2011 lên 8,5% so với 8,2% dự báo trước đó, và lạm phát lên 6,5% so với 6%. So với nhiều nước phát triển khác, kinh tế Ấn Độ ít phụ thuộc vào xuất khẩu, những chính sách phù hợp và luồng vốn vào mạnh đã hỗ trợ các hoạt động trong nước và hỗ trợ tăng trưởng. Tuy nhiên, Ấn Độ vẫn phải đối mặt với sức ép lạm phát khi lạm phát trong năm nay tăng khoảng 13% sau khi tăng 10,9% trong năm 2009, các hủ tục lạc hậu tiếp tục là trở ngại cho trình phát triển kinh tế tại quốc gia đông dân thứ hai thế giới này.

Khu vực Mỹ La tinh và Caribê sẽ tăng nhanh hơn mong đợi, đạt 5,6% vào năm 2010 và 4% vào năm 2011 nhờ xuất khẩu tăng mạnh, nhất là trong quan hệ thương mại và đầu tư với các nền kinh tế mới nổi châu Á. Trong đó, kinh tế Brazil năm 2011 tăng 4,1% và tiếp tục là đầu tàu kinh tế của khu vực với nhu cầu trong nước ở mức cao, qua đó hỗ trợ xuất khẩu của các nước láng giềng.

Kinh tế Trung Đông và Bắc Phi sẽ vẫn tăng trưởng khả quan và dự báo đạt 4,1% năm 2010 và 5,1% năm 2011, nhưng dễ bị tổn thương nếu giá dầu mỏ giảm mạnh do sự lệ thuộc của hai khu vực này vào dầu mỏ.

Nhìn chung, kinh tế thế giới năm 2011 sẽ tăng trưởng chậm do kinh tế các nước phát triển còn trì trệ, các nền kinh tế thị trường mới nổi và các nước phát triển tăng trưởng khá cao nhưng qui mô của những nền kinh tế này chiếm tỉ trọng rất nhỏ trong nền kinh tế thế giới và còn phụ thuộc vào các nước phát triển, nên không thể dẫn dắt quá trình phục hồi kinh tế toàn cầu.
(Theo CafeF)




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,471.104,971.10
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,547.504,047.50
100g ABC Bullion Bar
14,525.8013,025.80
1kg ABC Bullion Silver
1,728.501,328.50
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 149
  • Truy cập hôm nay: 552
  • Lượt truy cập: 7806678