Nên nhìn nhận thế nào về việc thị trường bán lẻ Việt Nam tụt xuống vị trí thứ 14 trong báo cáo về phát triển bán lẻ toàn cầu của Tập đoàn AT Kearney, trong bối cảnh tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ vẫn tăng trưởng tốt?
Liên tiếp trong hai năm qua, thị trường Việt Nam tụt hạng trong báo cáo của AT Kearney, từ vị trí số 1 trong năm 2008 xuống thứ 6 trong năm 2009 và thứ 14 trong năm 2010.
Thời gian gần đây, câu chuyện “tụt hạng” của thị trường bán lẻ Việt Nam được thảo luận khá nhiều, đem đến cảm giác phải chăng thị trường bán lẻ của Việt Nam đang xấu đi.
Vì sao tụt hạng?
Hàng năm, AT Kearney - hãng tư vấn quản lý hàng đầu tại Mỹ - lựa chọn và công bố Báo cáo thường niên về chỉ số phát triển bán lẻ toàn cầu trong đó xếp hạng 30 thị trường bán lẻ hấp dẫn nhất thế giới trong số 185 nền kinh tế.
Về phương pháp đánh giá, AT Kearney dựa trên 4 tiêu chí lớn: (i) Rủi ro quốc gia và rủi ro kinh doanh; (ii) Độ hấp dẫn của thị trường; (iii) Độ bão hoà của thị trường và (iv) Áp lực thời gian. Mỗi tiêu chí cùng được đánh giá 25% số điểm để tổng hợp thành kết quả.
Với cách tính này, vào năm 2008 Việt Nam đạt 88 điểm và dẫn đầu, trong khi năm 2010 chỉ còn 55 điểm và qua đó tụt xuống thứ 14.
Điều này đưa lại những ý kiến lo lắng cho thị trường bán lẻ Việt Nam, phải chăng tình hình chung của thị trường hiện nay là quá kém và không đáng để đầu tư?
Câu trả lời ở đây là: “Không”.
Sự tụt hạng chỉ là về “độ hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài” và điều này hoàn toàn khác so với độ hấp dẫn cũng như tiềm năng thực tế của thị trường.
Một thị trường bán lẻ có thực sự hấp dẫn hay không nằm ở quy mô cũng như tốc độ tăng trưởng. Mà nếu đánh giá trên phương diện này, thị trường Việt Nam vẫn đặc biệt hấp dẫn.
Theo thống kê của Bộ Công Thương, doanh thu của ngành bán lẻ Việt Nam đã đạt 77,8 tỷ USD năm 2010. Và nếu như năm 2009, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ tăng 18,6%, do suy giảm kinh tế thì năm 2010 đã đạt mức tăng 24,5%.
Bản thân các chuyên gia của AT Kearney có lẽ cũng ngạc nhiên với cách nhìn nhận về xếp hạng của Việt Nam. Ngay trong chính báo cáo của mình, họ đã nhấn mạnh rằng đối với Việt Nam, tuy tụt hạng nhưng vẫn rất tiềm năng.
“Thị trường Việt Nam vẫn tăng trưởng tốt với mức chi tiêu dự kiến sẽ vượt mức 70% thu nhập. Doanh số bán lẻ đạt 77,8 tỷ USD trong năm 2010 và sẽ tăng lên 88 tỷ USD trong năm 2012. Tăng trưởng GDP hàng năm cao và dân số trẻ là những điểm mạnh của thị trường này”, báo cáo viết.
Năm 2010, khi Việt Nam được xếp số 1 trong danh mục của AT Kearney, một chuyên gia hàng đầu về thương mại của Việt Nam nói rằng xếp thứ nhất chưa hẳn đã đáng mừng. Nay, cũng có thể nói rằng việc tụt hạng chưa hẳn đã đáng lo.
Chính báo cáo của AT Kearney thừa nhận rằng, việc Saigon Coopmart công bố và đang thực hiện kế hoạch mở thêm 100 siêu thị đến năm 2015 là minh chứng cho việc các “đối thủ” nội địa đang lớn mạnh và hoàn toàn đủ sức cạnh tranh.
Cuộc chiến nội - ngoại
Báo cáo của AT Kearney được thực hiện trên cơ sở điều tra, khảo sát từ các nhà phân phối, bán lẻ hàng đầu của thế giới. Không nói rõ ra nhưng ai cũng hiểu, cho dù Việt Nam đã mở cửa thị trường theo cam kết WTO, các nhà phân phối nước ngoài vẫn khó lòng gia nhập thị trường một cách ồ ạt.
Một trong những trở ngại lớn nhất chính là quy định về “Thẩm tra nhu cầu kinh tế” (ENT), một điều kiện tiên quyết trong việc cấp phép thêm các điểm bán lẻ mới.
Tại “Diễn đàn bán lẻ Việt Nam” mới đây, ông John Yeomans, Giám đốc điều hành của Công ty Deloitte Consulting nói rằng ngành bán lẻ thế giới có sự tâp trung và đồng nhất cao, có thể chỉ cần xây dựng ở một điểm và có thể áp dụng mô hình ra toàn bộ địa lý. Nhưng ở Việt Nam thì việc mở thêm các cơ sở mới là rất khó khăn.
Không ngạc nhiên khi trong các diễn đàn đối thoại với các cơ quan Chính phủ Việt Nam gần đây, các nhà đầu tư nước ngoài luôn nhấn mạnh đến việc phải thay đổi quy định về ENT.
Tuy nhiên, trong dự thảo nghị định mới nhất về quy hoạch bán lẻ, vấn đề thẩm tra nhu cầu kinh tế vẫn được quy định khá chi tiết. Một khi nghị định này được ban hành và áp dụng, việc các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và thành lập hàng loạt cơ sở phân phối như lo lắng của nhiều người trước thời điểm gia nhập WTO là rất khó xảy ra.
Trong mắt các nhà đầu tư nước ngoài, ENT là một rào cản kỹ thuật và sự không hài lòng về rào cản này đã được đại diện các tập đoàn phân phối hàng đầu thể hiện vào bảng trả lời khảo sát của AT Kearney, qua đó góp phần đánh tụt hạng của Việt Nam.
Vấn đề đặt ra là các nhà đầu tư trong nước cần nắm bắt cơ hội này như thế nào trong thời gian tới, khi mà ENT hay rào cản kỹ thuật còn có thể “hiệu quả”. WTO không phải là cơ chế hợp tác ở mức cao nhất và các rào cản này có thể sẽ được dỡ bỏ trong tương lai bởi một cơ chế khác, chẳng hạn như là TPP (Hiệp định Đối tác kinh tế chiến lược xuyên Thái Bình Dương).
Theo Anh Minh
VnEconomyThời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,453.20 | 4,953.20 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,532.70 | 4,032.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,478.00 | 12,978.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,718.50 | 1,318.50 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 151
- Truy cập hôm nay: 1159
- Lượt truy cập: 7805499