Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Chương trình bình ổn giá sẽ gặp nhiều khó khăn
2011-02-24 09:30:24

(FNews) - Một số mặt hàng, nguyên - nhiên liệu lần lượt tăng giá, người tiêu dùng đang đối mặt với đợt tăng giá mới được thực hiện từ tháng 3. Chương trình bình ổn giá ở Hà Nội và TPHCM cũng sẽ gặp nhiều khó khăn trong thời gian tới.

Giá biến động

Phản ứng khá nhanh nhạy với diễn biến thị trường, ngay sau khi Ngân hàng Nhà nước quyết định điều chỉnh tỉ giá VND/USD, giá gas bán lẻ trên thị trường lập tức được thông báo tăng giá từ ngày 12.2. Ông Nguyễn Phúc Đại – Tổng Giám đốc Cty năng lượng Vinagas - cho biết: “Với việc điều chỉnh tăng tỉ giá đồng USD/VND, giá gas bán lẻ phải tăng thêm 1.417 đồng/kg. Với mức tăng này, mỗi bình gas 12kg sẽ tăng 17.000 đồng/bình.

Như vậy, giá gas bán lẻ tối đa đến tay người tiêu dùng từ ngày 12.2 sẽ là 320.000 đồng/bình - loại 12kg”. Giá gas bán lẻ trên thị trường hiện nay chủ yếu dựa vào 2 yếu tố: Một là giá gas thế giới công bố vào đầu mỗi tháng và tỉ giá USD/VND. Do vậy, khi 2 yếu tố trên có biến động, giá gas bán lẻ trong nước khó tránh khỏi đợt điều chỉnh giá”.

Tuy không điều chỉnh tăng giá nhanh và đồng loạt như gas, nhưng mặt hàng sữa từ đầu tháng 2 đến nay đã được một số Cty lần lượt công bố giá bán mới. Tại các cửa hàng bán bánh kẹo, sữa trên phố Hàng Buồm (Hà Nội), một số nhãn sữa đều có sự điều chỉnh giá như: Nutifood, Dutchlady, Abbott, Friso... Trung bình mỗi hộp sữa bột tăng giá từ 12 – 18% so với trước. Theo hệ thống siêu thị Coopmart từ ngày 14.2, một số nhãn sữa có sự điều chỉnh giá bán.

Còn tại các đại lý, cửa hàng kinh doanh sữa bột ở TPHCM, thì mặt hàng này đồng loạt tăng giá từ 5 – 15%. Chủ đại lý sữa trên đường Phú Thọ (quận 11) cho biết: “Ngày 15.2, cửa hàng đã nhận được thông báo giá mới của nhãn sữa Abbott. Theo đó, giá sữa của hãng sẽ tăng từ 12 – 18% so với trước đây, như Ensure sẽ tăng thêm 17,7%, sữa Pediasure và các loại Grow tăng 12,5%, các loại Gain 1, 2, 3 cũng tăng hơn 10%”.

Ông Nguyễn Ngọc Kinh Luân – đại diện truyền thông Cty Friesland Campina Vietnam - cho biết: “Từ 8.2, một số loại sữa của Cty được điều chỉnh tăng giá từ 5 – 10%. Có 3 nguyên nhân khiến phải điều chỉnh tăng giá là do tỉ giá ngoại tệ đã tăng khoảng 13% trong khi nguyên liệu sữa bột chủ yếu phải nhập khẩu, giá lon thiếc và bao bì carton cũng tăng từ 10 – 30% và chi phí nhân công tăng từ 11 – 18%”.

Theo Chi cục QLTT TPHCM ghi nhận: Tình hình bán lẻ sắt thép trên địa bàn quận Thủ Đức đã tăng mạnh so với thời điểm cuối tháng 1, thép phi 6  và phi 8 bán lẻ đã tăng lên 350.000 đồng/tấn - đạt 17,5 triệu đồng/tấn. Tuy vậy, giới kinh doanh thép vẫn dự báo giá sắt thép trong thời gian tới sẽ còn điều chỉnh tăng.

Bắt đầu từ sáng 22.2, tại thị trường Hà Nội, nhóm ngành hàng thực phẩm chính thức nhích giá. Giá thịt lợn tăng trung bình 5.000 đồng/kg, thịt gia cầm và sản phẩm gia cầm tăng 5.000 – 10.000 đồng/kg, cá các loại tăng 10.000 – 15.000 đồng/kg, các loại tôm tăng từ 10.000 – 20.000 đồng/kg. Theo chị Trần Thị Hòa – chủ lái buôn tại chợ đầu mối Phía Nam - cho biết: “Từ đầu tuần giá thịt lợn hơi bắt đầu tăng, theo chủ buôn từ các tỉnh thì nguyên nhân chính là do dịch lở mồm long móng lại tái phát ở một số tỉnh, trong đó có Hà Nội, dịch cúm gia cầm diễn biến phức tạp đã ảnh hưởng đến nguồn cung”.

Chương trình bình ổn giá gặp khó khăn

Ông Nguyễn Thái Dũng – Phó Giám đốc Trung tâm thương mại BigC Thăng Long - cho rằng: “Hiện nay, các siêu thị, trung tâm thương mại đều bán hàng dự trữ, đợt nhập hàng mới sẽ bắt đầu từ tháng 3. Chúng tôi đã yêu cầu trung tâm mua của hệ thống phải nghiên cứu kỹ để đàm phán với nhà sản xuất mức điều chỉnh thấp nhất nếu như yêu cầu tăng giá của nhà sản xuất là hợp lý”. Theo bà Nguyễn Thị Hạnh – Tổng Giám đốc Saigon Co.op: “Sau khi tỉ giá tăng mạnh, hiện đã có một số nhà cung cấp đề nghị tăng giá sản phẩm, nhất là những mặt hàng có nguyên liệu sản xuất phải nhập khẩu trực tiếp. Tuy nhiên siêu thị vẫn cố gắng thương thuyết hạn chế điều chỉnh giá và mức độ điều chỉnh giá sẽ căn cứ vào từng mặt hàng và có lộ trình”.

Trước xu hướng tăng giá, ông Vũ Vinh Phú – Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Hà Nội - yêu cầu các siêu thị, trung tâm thương mại thành viên thực hiện 4 giải pháp: Giảm chi phí kinh doanh để giảm giá cho người tiêu dùng; đấu tranh với nhà cung cấp để không tăng giá vô lý; mở rộng thêm nguồn hàng; tăng cường dịch vụ sau bán hàng. Hiện nay, Hiệp hội Siêu thị đề nghị các đơn vị thành viên thống kê hàng hoá, với những mặt hàng chung, thì các siêu thị có thể cùng liên kết khai thác để giảm giá.

Hiện các nhóm mặt hàng lương thực, thực phẩm thuộc chương trình bình ổn giá của TPHCM và Hà Nội trong năm 2010 vẫn được các đơn vị tham gia cam kết giữ đúng giá bán đến hết ngày 31.3.2011. Để hạn chế tốc độ tăng giá và không xảy ra biến động giá các mặt hàng lương thực thiết yếu, UBND và Sở Công Thương hai TP đã và đang xây dựng kế hoạch triển khai chương trình bình ổn giá năm 2011.

Theo Sở Công Thương TPHCM: Dự kiến, lượng hàng bình ổn giá năm 2011 sẽ tăng thêm khoảng 10% so với năm 2010 và bổ sung mặt hàng thủy sản vào danh sách các mặt hàng thiết yếu được bình ổn. Đối với các DN tham gia chương trình này cũng được mở rộng hơn. Ngay khi chương trình bình ổn giá năm 2010 kết thúc vào ngày 31.3, TPHCM sẽ triển khai thực hiện chương trình bình ổn kéo dài từ 1.4.2011 đến hết 31.3.2012.

Nhận định về công tác bình ổn năm 2011, ông Nguyễn Văn Đồng – Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội - cho biết: “Hiện nay, sở đã xây dựng kế hoạch, chương trình bình ổn cho năm 2011. Tuy nhiên, xu hướng giá năm 2011 cho thấy các đơn vị sản xuất sẽ gặp khó khăn do nguyên - nhiên liệu đầu vào tăng giá. Vấn đề này ít nhiều tác động đến chương trình bình ổn giá của thành phố. Các DN tham gia chương trình bình ổn giá sẽ gặp khó khăn hơn”.

Đánh giá công tác bình ổn của Sở Công Thương hai TP, thì số tiền các DN tham gia chương trình bình ổn giá được vay với lãi suất 0% cùng với dự trữ bằng vốn của DN chỉ đáp ứng được khoảng 15% lượng hàng hoá lưu thông trên thị trường. Đối với người tiêu dùng, số lượng mặt hàng bình ổn chỉ tập trung vào hàng hoá nhu yếu phẩm, do đó nếu nguyên liệu đầu vào tăng, nhà sản xuất tăng giá thì các DN tham gia bình ổn giá cũng chỉ chống đỡ được trong thời gian ngắn.




Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,470.504,970.50
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,547.104,047.10
100g ABC Bullion Bar
14,524.4013,024.40
1kg ABC Bullion Silver
1,723.601,323.60
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 137
  • Truy cập hôm nay: 196
  • Lượt truy cập: 7804536