Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Mệt mỏi với lãi suất cao
2011-05-11 14:06:56


Có đến 1/3 số doanh nghiệp không tiếp cận được nguồn vốn. Nhiều ngân hàng vượt rào lãi suất

Buổi tọa đàm với chủ đề “Giải pháp vốn cho doanh nghiệp (DN)” đã được Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) tổ chức ngày 10-5 tại Hà Nội. Thông tin từ các đại biểu cho thấy nếu không có biện pháp tháo gỡ khó khăn về vốn cho DN sẽ gây ra những hậu quả lớn đối với tăng trưởng của khu vực sản xuất.

Mệt mỏi với lãi suất cao

Ông Đoàn Trọng Lý, Chủ tịch HĐQT, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Chăn nuôi chế biến và Xuất nhập khẩu Aprocimex, cho biết chưa bao giờ vay vốn sản xuất khó như thời điểm hiện tại. DN này đang có những khoản vay với lãi suất 20% - 22% nhưng một số ngân hàng đang “dọa” tăng thêm 2% nữa, bất chấp Aprocimex là khách hàng ruột của họ. “Chúng tôi mệt mỏi vì lãi suất tăng mãi” - ông Lý than thở.

Bà Nguyễn Thị Mùi, Hiệu trưởng Trường Đào tạo nhân lực Vietinbank, cho biết các ngân hàng đều vượt rào lãi suất, ngân hàng nào không tham gia sẽ mất hết vốn. “Trên thị trường, đã có mức lãi suất cho vay lên đến 25% - 27%/năm” – bà Mùi nói.

Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch VCCI, 15 năm nay, nền kinh tế đã có bước tiến dài nhưng vấn đề khó khăn hàng đầu của cộng đồng DN là thiếu vốn vẫn không thay đổi. Số liệu điều tra gần đây của Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho thấy chỉ 1/3 DN Việt Nam có khả năng tiếp cận vốn ngân hàng, 1/3 khó tiếp cận và 1/3 không tiếp cận được. Mặc dù có nhiều kênh huy động vốn nhưng có đến 74,47% DN muốn có vốn từ hình thức tín dụng ngân hàng.

Cần sử dụng công cụ tài chính

Dòng chảy vốn ngân hàng được phân bổ vào khu vực sản xuất và phi sản xuất. Theo bà Nguyễn Thị Mùi, khu vực sản xuất không chịu được lãi suất hơn 20%/năm nhưng chứng khoán, bất động sản vẫn hấp thu được. Đây là lĩnh vực sinh lời cao nhưng rủi ro cũng rất cao nên tỉ lệ cho vay phi sản xuất của mỗi ngân hàng khác nhau tùy theo khung quản lý rủi ro của mỗi ngân hàng.

Ở các ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, tỉ lệ này chiếm khoảng 9% tổng dư nợ cho vay. Tại một số ngân hàng khác là 12% - 13%, có 24 ngân hàng chiếm 24%, cá biệt có ngân hàng chiếm tới 40%. Để tập trung vốn cho sản xuất, Ngân hàng Nhà nước đã có Chỉ thị số 01 yêu cầu các ngân hàng thương mại đến ngày 30-6, giảm tỉ trọng dư nợ cho vay phi sản xuất xuống tối đa là 22% và đến hết năm 2011, giảm xuống còn 16%. Tuy nhiên, bà Mùi đánh giá chỉ tiêu này rất khó thực hiện, có thể chỉ là giảm trên sổ sách.

Để lãi suất dịu đi và chảy đúng vào khu vực sản xuất, bản thân các tổ chức tín dụng không thể tự giải quyết được mà phải có giải pháp mang tính tổng thể. Theo bà Mùi, Chính phủ cần hỗ trợ vốn để có đầu ra hợp lý, ví dụ cấp vốn từ Ngân hàng Nhà nước. Để “lái” dòng vốn vào khu vực sản xuất, cần sử dụng các công cụ tài chính như đánh thuế lũy tiến vào bất động sản để làm dịu hiện tượng đầu cơ. Bên cạnh đó, vấn đề then chốt là lập lại kỷ cương thị trường bằng cách rút giấy phép đối với ngân hàng vượt rào lãi suất.

Vốn tự có của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm 10%

Bà Nguyễn Thị Mùi cho biết nguồn vốn tự có của các ngân hàng thương mại chỉ chiếm 10%, còn lại 90% là đi vay của xã hội. Trong 90% này, chiếm tỉ lệ không nhỏ là tiền gửi của các tổ chức kinh tế, chủ yếu là tiền gửi không kỳ hạn.

Gần đây, các ngân hàng đang “kêu ca” nguồn tiền này sụt giảm rất mạnh. Tại Vietinbank, từ cuối tháng 4, tiền gửi của các tổ chức kinh tế giảm 19,07% trong khi tiền gửi dân cư vẫn tăng.

Từ cuối tháng 4 đến đầu tháng 5, lại tiếp tục giảm 5,77%. “Có hai nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là ngân hàng khác chào lãi suất cạnh tranh hơn nên nhiều khách hàng rút tiền sang gửi ngân hàng khác và DN dừng vay, rút tiền gửi về để kinh doanh” – bà Mùi nói.






Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,539.005,039.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,603.904,103.90
100g ABC Bullion Bar
14,707.1013,207.10
1kg ABC Bullion Silver
1,756.901,356.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 228
  • Truy cập hôm nay: 1862
  • Lượt truy cập: 7803051