Ở thời điểm cuối năm 2008, Dubai World có số nợ 59,3 tỷ USD và 99,6 tỷ USD tài sản. Số liệu từ Deutche Bank cho thấy tập đoàn còn khoản nợ 4,3 tỷ USD nợ chính phủ và doanh nghiệp đáo hạn vào tháng sau và khoản nợ khác 4,9 tỷ USD đáo hạn vào quý 1/2010.
Ông Arnab Das, trưởng bộ phận phân tích và chiến lược thị trường tại Roubini Global Economics, nhận xét: “Vụ việc Dubai cho thấy dù Ngân hàng Trung ương các nước trên khắp thế giới đã có gắng ổn định hệ thống tài chính, họ chưa thể giải quyết được tất cả các vấn đề.”
Dubai World, tập đoàn đầu tư nhà nước được điều hành bởi Sheikh Mohammed Bin Rashid Al-Maktoum, vay tiền từ hơn 70 ngân hàng cho vay trên khắp thế giới để đầu tư và ngoài ra mua cổ phần tại công ty chuyên kinh doanh dịch vụ cờ bạc MGM Mirage, ngân hàng Standard Chartered hay ngân hàng Istithmar PJSC.
Tập đoàn Dubai World trước đây trong thời kỳ xây dựng và bất động sản nước này phát triển bùng nổ, đã vay 80 tỷ USD để phát triển Dubai thành trung tâm du lịch và tài chính khu vực. Thế nhưng đương đầu với suy thoái kinh tế toàn cầu, khủng hoảng nhà đất và khủng hoảng tài chính, Dubai không thể chống đỡ nổi.
Tính toán từ Deutsche Bank AG cho thấy giá nhà đất tại Dubai giảm 50% so với đỉnh cao thiết lập năm 2008.
Ngân hàng thuộc Tiểu vương quốc Arập thống nhất (UAE)
Ngân hàng cho Dubai World vay tiền nhiều nhất chính là ngân hàng Abu Dhabi Commercial và ngân hàng Emirate NBD PJSC – ngân hàng cho vay lớn nhất Tiểu vương quốc Arập thống nhất tính theo tài sản.
Ngân hàng châu Âu, đặc biệt là ngân hàng của Anh
Các ngân hàng của Anh chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ khủng hoảng nợ tại UAE, tổng số nợ ngân hàng Anh nắm giữ lên tới 49,5 tỷ USD.
Ngân hàng Hoàng gia Scotland (RBS) là đối tượng bảo lãnh các khoản vay cho Dubai World. Trong khi đó ngân hàng HSBC cũng có thể phải đương đầu với một số rủi ro tại UAE.
Ngân hàng RBS, ngân hàng lớn nhất thuộc sở hữu của chính phủ Anh, đảm bảo 2,3 tỷ USD tương đương 17% khoản vay của Dubai World từ tháng 1/2007.
JP Morgan cho rằng ngân hàng HSBC, ngân hàng lớn nhất châu Âu, có thể hiện đang nắm khoản vay nhiều tỷ USD tại Dubai World.
Thị trường chứng khoán thế giới đã mất điểm suốt 2 phiên gần đây do lo ngại việc Dubai World xin khất khoản nợ 59 tỷ USD sẽ khiến mức thua lỗ tại các tổ chức tài chính toàn cầu tăng cao.
Chính phủ của Thủ tướng Anh Gordon Brown đang tiến hành thanh tra tình hình tại Dubai.
Ngân hàng Mỹ chịu ảnh hưởng gián tiếp
Dù không có công việc kinh doanh liên quan trực tiếp tới Dubai, các tổ chức tài chính Mỹ sẽ chịu ảnh hưởng gián tiếp.
Thông tin tập đoàn đầu tư nhà nước lớn nhất của Dubai xin khất nợ hàng chục tỷ USD có thể tiềm ẩn nhiều rủi ro đối với các ngân hàng Mỹ.
Tập đoàn đầu tư nhà nước Dubai World hiện có tổng số nợ 60 tỷ USD. Nguyên nhân chính khiến Dubai World nợ nần nhiều như vậy là bởi tập đoàn vay nợ tới 80 tỷ USD trong thời kỳ xây dựng, bất động sản tại Dubai bùng nổ. Thời điểm đó Dubai World đã xây dựng tòa nhà cao nhất thế giới và Palm Island tại vịnh Ba Tư.
Khả năng Dubai World vỡ nợ, theo tính toán của CMA DataVision, là 35,82%.
Thao chuyên gia thuộc JP Morgan, Citigroup có rủi ro lớn nhất nếu Dubai World vỡ nợ. Citigroup đã từ chối đưa ra bất kỳ bình luận nào.
Chuyên gia Richard Bove, một chuyên gia phân tích trong ngành ngân hàng Mỹ, cho rằng dù một số ngân hàng khác của Mỹ có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp từ vụ việc Dubai này.
Morgan Stanley thì tuyên bố công việc kinh doanh của hãng không chịu ảnh hưởng nào từ vụ việc.
Vấn đề quan trọng ở đây là còn quá nhiều bất ổn đang tồn tại. Ví dụ hiện không có nhiều thông tin về các phái sinh, đảm bảo chuyển rủi ro mất khả năng trả nợ từ tổ chức cho vay sang các tổ chức tài chính khác. Và cho đến nay, chưa biết bao nhiêu phần trăm nợ của Dubai World được các ngân hàng Mỹ đảm bảo.
Lo lắng về ảnh hưởng
Một chuyên gia chính trị tại Anh nhận xét Dubai có thể xem là tiêu biểu về sự vay nợ quá mức. Vụ việc này được đánh giá sẽ gây tổn hại không nhỏ tới uy tín của Dubai cũng như các nước vùng Vịnh nói chung.
Trước đây, khi kinh tế thuận lợi, Dubai vay nợ nhiều để kích thích lĩnh vực bất động sản phát triển. Khủng hoảng tài chính, tín dụng thắt chặt, các dòng vốn trở nên hạn hẹp, giá nhà đất giảm sâu, ảnh hưởng tiêu cực đến Dubai là không tránh khỏi.
Việc Dubai cố gắng xin “khất nợ” khiến nhiều chuyên gia cho rằng có thể là yếu tố châm ngòi cho một cuộc khủng hoảng tài chính mới khiến nhà đầu tư hoảng sợ, họ tìm đến các loại tài sản được cho là an toàn và xả đi các loại tài sản có độ rủi ro cao hơn.
Mức thua lỗ tại các ngân hàng, tổ chức tài chính trên thế giới đã lên 1,7 nghìn tỷ USD từ năm 2007, khủng hoảng tín dụng khiến số tài sản do các tổ chức nắm giữ mất giá trị.
Thị trường lo ngại về vụ việc Dubai còn bởi nếu Dubai vỡ nợ, một làn sóng vỡ nợ sẽ lan ra khắp khu vực khác của thế giới.
Hạ xếp hạng tín dụng
Hai cơ quan xếp hạng tín dụng hàng đầu của Mỹ là Moody và Standard & Poor’s đã hạ xếp hạng tín dụng đối với tập đoàn Dubai World do bê bối nợ mới nhất này.
Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cũng hạ 3 bậc đối với xếp hạng của Dubai World và ngân hàng Taib Bank of Bahrain – một trong những chủ nợ của tập đoàn.
cafef.vn
Theo Bloomberg,CNNMoney
Ngọc Diệp
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,359.90 | 4,939.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,453.70 | 4,053.70 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,236.10 | 12,936.10 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,699.80 | 1,349.80 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 65
- Truy cập hôm nay: 2308
- Lượt truy cập: 7761940