Ts. Trần Du Lịch: Nhập siêu giảm không hẳn đã mừng
2012-05-17 09:37:29
Tại buổi hội thảo “Kinh tế Vĩ mô và Thị trường Chứng khoán” do CTCP Chứng khoán Kim Eng Việt Nam tổ chức, Ts. Trần Du Lịch - Ủy viên Ban Kinh tế Quốc Hội đã có những chia sẻ về tình hình kinh tế vĩ mô năm 2011, 2012.
Đến ngày 30/04/2012, gần 29% doanh nghiệp dừng hoạt động
Cuối năm 2011, tổng cho vay tín dụng của các Ngân hàng thương mại được thế chấp bởi bất động sản ở các dạng chiếm đến 53% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 70 tỷUSD. Với khối lượng bất động sản được thế chấp như vậy, thì đây là nguyên nhân trực tiếp làm mất thanh khoản của NHTM.
Năm 2012, nguy cơ lạm phát đã giảm, về phương diện kiềm chế lạm phát là đạt; tỷgiá tạm ổn định, dữ trữ ngoại hối tăng, thời gian an toàn cho nhập khẩu tăng. Xuất khẩu tăng rất mạnh về giá lẫn lượng, nhập khẩu giảm, đến quý I/2012 đã có thặng dư thương mại.
“Nhập siêu giảm là mặt tích cực nhưng tôi nhìn nhận nó ở mặt lo lắng. Bởi doanh nghiệp ngưng sản xuất nên ngưng nhập nguyên liệu, thị trường giảm sức mua, chứ không phải do một biện pháp điều hành kỳ diệu của Bộ Công thương. Tuy nhiên, việc giảm nhập khẩu tăng xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho ổn định đồng tiền Việt Nam” – Ts. Trần Du Lịch đánh giá.
Xét về tăng trưởng thị trường, quý I/2012 tổng sản phẩm nội địa thấp nhất từnăm 2009; sức mua thị trường giảm chỉ tăng 3,1% nếu trừ yếu tố trượt giá so với mức trước đây tăng quanh mức 10%.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tuần, tính đến đầu tháng 4/2012, hàng tồn kho tăng rất mạnh. Cụ thể: phân hóa học tăng 63,4%, xi măng tăng 41,2%, mô tô xe máy tăng 38,9%, hàng may mặc tăng 35,6%, sản phẩm Plastic tăng 102%, kim loại tăng 101%, rau quả chế biến tăng 94,8%. “Tăng tồn kho như vậy, chẳng ai sản xuất” – Ts. Trần Du Lịch.
Tính đến ngày 30/04/2012, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 647.600 doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đang còn hoạt động là 463.800 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp hoạt động chỉ chiếm 71,6% doanh nghiệp đăng ký.
Trong số gần 29% doanh nghiệp không còn hoạt động có 82.000 doanh nghiệp đã giải thể, 16.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động để không khai thuế, còn lại trên 85.800 doanh nghiệp chưa xác định được. Với tình hình doanh nghiệp được phân thành 3 loại:
(i) Doanh nghiệp xuất khẩu được, có thịtrường, tài chính lành mạnh, cơ cấu vốn/nợ vay cao, khách hàng rất muốn cho vay những nhóm doanh nghiệp này.
(ii) Doanh nghiệp có thị trường nhưng hoạt động được phải trả lãi vay ngân hàng gần hết, nên doanh nghiệp vay rất hạn chế.
(iii) Rất cần vay, nhưng khó trả nợ được, nên doanh nghiệp không vay được. Đây cũng là nhóm “kêu ca” nhiều nhất vềviệc không tiếp cận được vốn. Ngân hàng cũng không dám cho vay những doanh nghiệp nhóm này. Bởi cho vay sẽ tăng nợ xấu của ngân hàng.
Trong bối cảnh như vậy, nợ xấu tăng rất cao, đặc biệtở các ngân hàng yếu kém. Vì vậy, mới xuất hiện nghịch cảnh nhiều ngân hàng thừa vốn, nhưng không cho vay, phải mua TPCP với lãi suất khoảng 11,5%/năm nhằm giữthanh khoản. Do đó, tôi đã kiến nghị Chính phủ từ cuối năm 2011 là phải làm ấm 2 thị trường Bất động sản và Chứng khoán.
Nếu quý II/2012 sản xuất không phục hồi, kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng vừa trì trệ vừa lạm phát. Mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay của Chính phủ sẽ khó đạt được. Nếu nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền để kích thích tăng trưởng, nguy cơ lạm phát trở lại năm 2013 sẽ rất cao. Vì vậy Ts. Trần Du Lịch cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2012 ở mức 5,5% là hợp lý.
Chặn trần lãi suất huy động chỉ là giải pháp tạm thời
Ngân hàng Nhà nước quy định trần lại suất huy động. Câu hỏi đặt ra hiện nay là tại sao lại chọn trần lãi suất huy động mà không phải là lãi suất cho vay?
Trong nhiều năm qua điều hành lãi suất dựa vào cung cầu thị trường, nhưng từ đầu năm 2011, trên thị trường đã xảy ra việc chạy đua lãi suất để giải quyết tình trạng mất thanh khoản của các NHTM nhỏ.
Khi lãi suất huy động tăng, đẩy lãi suất cho vay tăng, tạo áp lực cho các doanh nghiệp rất lớn. Vì vậy, NHNN đã áp dụng giải pháp tạm thời là chặn trần lãi suất huy động. Đáng lý giải pháp này áp dụng tạm thời, sau đó xóa bỏ để chuyển sang cơ chế thị trường.
Nhưng tình hình tiếp tục bất ổn, đặc biệt vẫn còn các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ nên NHNN kéo dài trần lãi suất huy động. Tuy nhiên việc chỉ kéo dài trần lãi suất huy động sẽ dẫn đến tình trạng huy động lãi suất thấp, cho vay lãi suất cao.
Nếu bình quân lãi suất huy động 10% là thực dương, Ts. Trần Duy Lịch dự báo năm 2012 lãi suất huy động sẽ kéo giảm dần về 10%/năm, lãi suất cho vay sẽ khoảng 13%/năm. Điều này có thể giải thích phần nào nguyên nhân thị trường chứng khoán ấm lại.
29.000 tỷ đồng - Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp như “bà đỡ”
Doanh nghiệp khó khăn, nhà nước hỗ trợ, nhưng nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp như “bàđỡ” mà thôi. Bởi bản thân doanh nghiệp phải tự giải quyết. Nếu không giải quyếtđược, thị trường sẽ giải quyết. Nếu doanh nghiệp quá “ốm yếu” thì có bơm tiền vào doanh nghiệp cũng không phục hồi được. Điều này đồng nghĩa thị trường tựtái cấu trúc.
29.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ không phải là Chính phủ đưa tiền ra mà chỉ là “đắp vào trong hang”. Thuế phải nộp được giãn, chưa phải nộp ngay. Doanh nghiệp bán được hàng mới được áp dụng gia hạn thuế VAT. Doanh nghiệp có lãi mới được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp. Gói hỗ trợ này cũng đồng nghĩa việc doanh nghiệp được vay không lãi suất 29.000 tỷ đồng trong 9 tháng. Với lãi suất như hiện nay, việc giãn thuế sẽ tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp. Ngân sách không mất đi. Doanh nghiệp tận dụng cơ chế để vận động.
Công nghiệp nghiệp chế biến phục hồi từtháng 3
Với những giải pháp hiện nay của Chính phủ, kinh tế sẽ phục hồi rất chậm trong quý II/2012 nhưng dấu hiệu phục hồi trong công nghiệp là từ tháng 3. Bởi, tính chung 4 tháng đầu năm ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 4,3%, nhưng tính riêng tháng 3 và 4, ngành này tăng 7,5% trong tháng 3 và tăng 9,3% trong tháng 4. Dấu hiệu tăng trưởng trong ngành công nghiệp xây dựng cũng đã bắt đầu.
Nhưng tăng với tốc độ chậm. Điều này là phù hợp với tình hình kinh tế. Dự báo hết quý II, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sẽ ấm dần.
Đến ngày 30/04/2012, gần 29% doanh nghiệp dừng hoạt động
Cuối năm 2011, tổng cho vay tín dụng của các Ngân hàng thương mại được thế chấp bởi bất động sản ở các dạng chiếm đến 53% tổng dư nợ tín dụng, tương đương 70 tỷUSD. Với khối lượng bất động sản được thế chấp như vậy, thì đây là nguyên nhân trực tiếp làm mất thanh khoản của NHTM.
Năm 2012, nguy cơ lạm phát đã giảm, về phương diện kiềm chế lạm phát là đạt; tỷgiá tạm ổn định, dữ trữ ngoại hối tăng, thời gian an toàn cho nhập khẩu tăng. Xuất khẩu tăng rất mạnh về giá lẫn lượng, nhập khẩu giảm, đến quý I/2012 đã có thặng dư thương mại.
“Nhập siêu giảm là mặt tích cực nhưng tôi nhìn nhận nó ở mặt lo lắng. Bởi doanh nghiệp ngưng sản xuất nên ngưng nhập nguyên liệu, thị trường giảm sức mua, chứ không phải do một biện pháp điều hành kỳ diệu của Bộ Công thương. Tuy nhiên, việc giảm nhập khẩu tăng xuất khẩu cũng tạo điều kiện cho ổn định đồng tiền Việt Nam” – Ts. Trần Du Lịch đánh giá.
Xét về tăng trưởng thị trường, quý I/2012 tổng sản phẩm nội địa thấp nhất từnăm 2009; sức mua thị trường giảm chỉ tăng 3,1% nếu trừ yếu tố trượt giá so với mức trước đây tăng quanh mức 10%.
Theo Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư vào đầu tuần, tính đến đầu tháng 4/2012, hàng tồn kho tăng rất mạnh. Cụ thể: phân hóa học tăng 63,4%, xi măng tăng 41,2%, mô tô xe máy tăng 38,9%, hàng may mặc tăng 35,6%, sản phẩm Plastic tăng 102%, kim loại tăng 101%, rau quả chế biến tăng 94,8%. “Tăng tồn kho như vậy, chẳng ai sản xuất” – Ts. Trần Du Lịch.
Tính đến ngày 30/04/2012, tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh 647.600 doanh nghiệp, nhưng doanh nghiệp đang còn hoạt động là 463.800 doanh nghiệp. Như vậy, số doanh nghiệp hoạt động chỉ chiếm 71,6% doanh nghiệp đăng ký.
Trong số gần 29% doanh nghiệp không còn hoạt động có 82.000 doanh nghiệp đã giải thể, 16.000 doanh nghiệp đã dừng hoạt động để không khai thuế, còn lại trên 85.800 doanh nghiệp chưa xác định được. Với tình hình doanh nghiệp được phân thành 3 loại:
(i) Doanh nghiệp xuất khẩu được, có thịtrường, tài chính lành mạnh, cơ cấu vốn/nợ vay cao, khách hàng rất muốn cho vay những nhóm doanh nghiệp này.
(ii) Doanh nghiệp có thị trường nhưng hoạt động được phải trả lãi vay ngân hàng gần hết, nên doanh nghiệp vay rất hạn chế.
(iii) Rất cần vay, nhưng khó trả nợ được, nên doanh nghiệp không vay được. Đây cũng là nhóm “kêu ca” nhiều nhất vềviệc không tiếp cận được vốn. Ngân hàng cũng không dám cho vay những doanh nghiệp nhóm này. Bởi cho vay sẽ tăng nợ xấu của ngân hàng.
Trong bối cảnh như vậy, nợ xấu tăng rất cao, đặc biệtở các ngân hàng yếu kém. Vì vậy, mới xuất hiện nghịch cảnh nhiều ngân hàng thừa vốn, nhưng không cho vay, phải mua TPCP với lãi suất khoảng 11,5%/năm nhằm giữthanh khoản. Do đó, tôi đã kiến nghị Chính phủ từ cuối năm 2011 là phải làm ấm 2 thị trường Bất động sản và Chứng khoán.
Nếu quý II/2012 sản xuất không phục hồi, kinh tế Việt Nam sẽ rơi vào tình trạng vừa trì trệ vừa lạm phát. Mục tiêu tăng trưởng 6-6,5% trong năm nay của Chính phủ sẽ khó đạt được. Nếu nới lỏng tiền tệ, tăng cung tiền để kích thích tăng trưởng, nguy cơ lạm phát trở lại năm 2013 sẽ rất cao. Vì vậy Ts. Trần Du Lịch cho rằng, tăng trưởng kinh tế năm 2012 ở mức 5,5% là hợp lý.
Chặn trần lãi suất huy động chỉ là giải pháp tạm thời
Ngân hàng Nhà nước quy định trần lại suất huy động. Câu hỏi đặt ra hiện nay là tại sao lại chọn trần lãi suất huy động mà không phải là lãi suất cho vay?
Trong nhiều năm qua điều hành lãi suất dựa vào cung cầu thị trường, nhưng từ đầu năm 2011, trên thị trường đã xảy ra việc chạy đua lãi suất để giải quyết tình trạng mất thanh khoản của các NHTM nhỏ.
Khi lãi suất huy động tăng, đẩy lãi suất cho vay tăng, tạo áp lực cho các doanh nghiệp rất lớn. Vì vậy, NHNN đã áp dụng giải pháp tạm thời là chặn trần lãi suất huy động. Đáng lý giải pháp này áp dụng tạm thời, sau đó xóa bỏ để chuyển sang cơ chế thị trường.
Nhưng tình hình tiếp tục bất ổn, đặc biệt vẫn còn các ngân hàng có nguy cơ đổ vỡ nên NHNN kéo dài trần lãi suất huy động. Tuy nhiên việc chỉ kéo dài trần lãi suất huy động sẽ dẫn đến tình trạng huy động lãi suất thấp, cho vay lãi suất cao.
Nếu bình quân lãi suất huy động 10% là thực dương, Ts. Trần Duy Lịch dự báo năm 2012 lãi suất huy động sẽ kéo giảm dần về 10%/năm, lãi suất cho vay sẽ khoảng 13%/năm. Điều này có thể giải thích phần nào nguyên nhân thị trường chứng khoán ấm lại.
29.000 tỷ đồng - Nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp như “bà đỡ”
Doanh nghiệp khó khăn, nhà nước hỗ trợ, nhưng nhà nước hỗ trợ doanh nghiệp như “bàđỡ” mà thôi. Bởi bản thân doanh nghiệp phải tự giải quyết. Nếu không giải quyếtđược, thị trường sẽ giải quyết. Nếu doanh nghiệp quá “ốm yếu” thì có bơm tiền vào doanh nghiệp cũng không phục hồi được. Điều này đồng nghĩa thị trường tựtái cấu trúc.
29.000 tỷ đồng hỗ trợ doanh nghiệp của Chính phủ không phải là Chính phủ đưa tiền ra mà chỉ là “đắp vào trong hang”. Thuế phải nộp được giãn, chưa phải nộp ngay. Doanh nghiệp bán được hàng mới được áp dụng gia hạn thuế VAT. Doanh nghiệp có lãi mới được gia hạn thuế thu nhập doanh nghiệp. Gói hỗ trợ này cũng đồng nghĩa việc doanh nghiệp được vay không lãi suất 29.000 tỷ đồng trong 9 tháng. Với lãi suất như hiện nay, việc giãn thuế sẽ tạo vốn lưu động cho doanh nghiệp. Ngân sách không mất đi. Doanh nghiệp tận dụng cơ chế để vận động.
Công nghiệp nghiệp chế biến phục hồi từtháng 3
Với những giải pháp hiện nay của Chính phủ, kinh tế sẽ phục hồi rất chậm trong quý II/2012 nhưng dấu hiệu phục hồi trong công nghiệp là từ tháng 3. Bởi, tính chung 4 tháng đầu năm ngành công nghiệp chế biến chỉ tăng 4,3%, nhưng tính riêng tháng 3 và 4, ngành này tăng 7,5% trong tháng 3 và tăng 9,3% trong tháng 4. Dấu hiệu tăng trưởng trong ngành công nghiệp xây dựng cũng đã bắt đầu.
Nhưng tăng với tốc độ chậm. Điều này là phù hợp với tình hình kinh tế. Dự báo hết quý II, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp sẽ ấm dần.
Q. Nguyễn
Theo TTVN
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 128
- Truy cập hôm nay: 3642
- Lượt truy cập: 7799769