Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Doanh nghiệp vừa và nhỏ: Công lớn nhưng đầu tư 'hẻo'
2012-06-11 09:30:24

Kết quả này được chỉ ra trong báo cáo phân tích mang tên “Tài trợ tương lai” (Funding the Future) vừa được Ernst & Young công bố. Báo cáo cho biết, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tạo ra 50% việc làm cho các nước thành viên nhóm kinh tế G20. Mặc dù SME là những đầu máy chính kéo theo sự phát triển kinh tế nhưng họ chỉ được 6% tổng đầu tư của toàn xã hội. Cụ thể, đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại G20 đạt 714 tỷ USD, chỉ chiếm 6% trên tổng số 11,507 tỷ đôla tổng đầu tư.

Bà Maria Pinelli, Phó chủ tịch toàn cầu phụ trách các Thị trường Tăng trưởng Chiến lược tại Ernst & Young nhìn nhận: "Rõ ràng có sự mất cân bằng ở đây. Những doanh nghiệp đáng lẽ sẽ tạo thêm rất nhiều việc làm nữa nếu nhận được nhiều hỗ trợ hơn”.

Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm thừa nhận doanh nghiệp vừa và nhỏ ít được chăm chút, ưu tiên. Ảnh: Thanh Lan.
Nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sỹ Kiêm thừa nhận doanh nghiệp vừa và nhỏ ít được chăm chút, ưu tiên. Ảnh: Thanh Lan.

Hai phần ba trong số hơn 1.000 doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) từ các nước thuộc khối G20 được khảo sát trong báo cáo này cho rằng họ gặp khó khăn trong việc tiếp cận vốn và hỗ trợ tài chính. Các tổ chức và nhà đầu tư quá cẩn thận trong việc phòng tránh rủi ro khiến việc SME càng khó huy động vốn qua thị trường tài chính, chứng khoán.

Đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ tại G20 đạt 714 tỷ USD, chỉ chiếm 6% trên tổng số 11,507 tỷ đô-la tổng đầu tư. Trong số này, vốn vay ngân hàng là 569 tỷ USD, chiếm tỷ lệ lớn nhất. Trong các nước khối G20, Trung Quốc có nguồn đầu tư lớn nhất vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ với tổng cộng hơn 400 tỷ USD, và cho vay vốn ngân hàng chiếm 385 tỷ USD. Tiếp sau là Mỹ với tổng vốn đầu tư vào các doanh nghiệp vừa và nhỏ đạt 116 tỷ USD. Mặc dù Mỹ có nhiều cơ chế cho vay vốn và hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp qua thị trường chứng khoán đa dạng hơn các nước khối G20, vốn ngân hàng vẫn chiếm tỷ trọng lớn trong hỗ trợ tài chính tại Mỹ và các quốc gia khác trong khối này.

Tại Việt Nam, các SME cũng không được quan tâm đầu tư tương xứng. Bình luận về báo cáo phân tích của Ernst & Young, Tiến sĩ Cao Sỹ Kiêm - Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp vừa và nhỏ - cho rằng kết quả trên phản ánh đúng thực trạng hiện nay. Theo ông, các doanh nghiệp nhỏ đã yếu thế về vốn, quy mô, công nghệ, trình độ lao động lại chưa nhận được sự quan tâm đầu tư mạnh mẽ.

"Chính sách hiện chưa tạo điều kiện, môi trường tốt cho các doanh nghiệp phát triển. Họ giải quyết nhiều việc làm, đóng góp tốt cho ngân sách nhưng lại không được ưu tiên, nâng đỡ", nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết.

Trong khi đó, doanh nghiệp Nhà nước, điển hình là các "ông lớn" như tập đoàn, tổng công ty lại được nhận nhiều ưu đãi đầu tư trong khi hiệu quả mang về lại chưa tương xứng. Những thống kê về tỷ lệ đầu tư toàn xã hội đang ưu ái dành cho doanh nghiệp Nhà nước đều khiến khối các doanh nghiệp vừa và nhỏ phải ghen tỵ.

Tại phiên thảo luận Quốc hội sáng 8/6, đại biểu Trần Quốc Tuấn (Trà Vinh) thông tin, 70% vốn đầu tư của toàn xã hội đang được "rót" cho khu vực doanh nghiệp nhà nước. Không chỉ vậy, 60% vốn ngân hàng cùng 70% vốn ODA cũng được giải ngân cho khối này. "Tuy nhiên, họ chỉ làm ra được 38% GDP trong khi khu vực tư nhân dù được đầu tư ít nhưng mang về khoảng 45% GDP cho toàn nền kinh tế", đại biểu Tuấn cho biết.

Trong khi đó, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ, doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm khoảng 95% tổng số các doanh nghiệp, sử dụng khoảng 50% lực lượng lao động và đóng góp 40% GDP cho nền kinh tế.

Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2012 tại Hội nghị Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cũng nêu ra những con số đáng giật mình về hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp nhà nước. Năm 2009, tỷ lệ doanh thu - vốn trung bình của các doanh nghiệp Nhà nước chỉ còn 1,1 trong khi chỉ số của toàn ngành là 21 (hình minh họa).

Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2012.
Nguồn: Báo cáo phát triển Việt Nam năm 2012.

Từ năm 2000 đến đầu năm 2009, trong khi khối doanh nghiệp tư nhân (phần lớn là các doanh nghiệp vừa và nhỏ) liên tục cải thiện hiệu quả sử dụng vốn thì khối doanh nghiệp Nhà nước lại sử dụng vốn ngày một lãng phí hơn.

Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho biết, theo thống kê gần đây nhất, để thu được một đồng tăng trưởng, doanh nghiệp khối tư nhân chỉ cần nửa đồng vốn. Ngược lại, doanh nghiệp Nhà nước lại phải chi tới 13 đồng vốn.

Như vậy, mặc dù chỉ cần số đồng vốn chỉ bằng 1/26 của doanh nghiệp Nhà nước nhưng việc kiếm tìm nguồn vốn ít ỏi này đối với các SME cũng thật khó khăn. Theo ông Cao Sỹ Kiêm, họ rất khó để tiếp cận được vốn vay ngân hàng. Lý giải về nhận định trên, người từng đứng đầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho rằng: "Vì là doanh nghiệp nhỏ và vừa nên họ yếu thế, kinh doanh kém, khó có được tài sản thế chấp theo tiêu chuẩn của ngân hàng. Ngược lại, ngân hàng lại không thể hạ chuẩn để cho vay một cách không an toàn", ông Kiêm thẳng thắn.

Một chuyên gia tham gia phân tích báo cáo về thực trạng các doanh nghiệp vừa và nhỏ của các nước G20 cũng phải thừa nhận: "Ở đâu cũng vậy, một yếu tố quan trọng quyết định thành công của các công ty khởi nghiệp như ở các nước G20 là khả năng tiếp cận vốn. Nếu không nắm chắc các cơ hội tài chính, họ sẽ không thể đạt tiềm năng tăng trưởng và không thể tồn tại”.

Theo Thanh Thanh Lan

VnExpress

http://cafef.vn/20120611070155918CA33/doanh-nghiep-vua-va-nho-cong-lon-nhung-dau-tu-heo.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 266
  • Truy cập hôm nay: 3095
  • Lượt truy cập: 7799222