Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện, nhiều doanh nghiệp (DN) lĩnh vực dệt may gặp khó khăn trong việc tìm điểm đến mới để đầu tư, vì khi nghe đến dệt, nhuộm các địa phương đều né tránh. DN di dời đến nơi mới cũng không ổn mà ở lại sản xuất cũng không xong.
TPHCM và khu vực Đông Nam bộ (chủ yếu Bình Dương và Đồng Nai) được xem là trung tâm sản xuất, xuất khẩu hàng dệt may của cả nước.
Theo số liệu công bố năm 2010 của Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), trong khoảng 3.700 DN, khu vực TPHCM và Đông Nam bộ chiếm đến 58%, đồng bằng sông Hồng 27%, khu vực Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung 7%, ĐBSCL 4%, trung du miền núi phía Bắc 3%, Tây Nguyên 1%.
Với chiến lược phát triển kinh tế của TPHCM, các ngành nghề có sử dụng nhiều lao động, sản xuất gây ô nhiễm môi trường như dệt may đã và đang chuyển dịch sản xuất ra khỏi trung tâm TP. Đây cũng là vấn đề chung của các đô thị lớn, nhằm giảm sức ép di chuyển lao động từ các địa phương đổ dồn về các TP lớn. “Ly nông nhưng không ly hương” là giải pháp tốt cho vấn đề này.
Nhiều DN dệt may tại TPHCM đã chuyển sản xuất xuống một số tỉnh ĐBSCL, ra duyên hải miền Trung để tiếp tục đầu tư sản xuất. Tuy nhiên, việc di chuyển này chưa mang lại nhiều kết quả khả quan.
Hiện chỉ có một số DN lớn có tiềm lực mới mạnh dạn chọn dịch chuyển. Trên thực tế, nhà máy đã có ở các địa phương nhưng DN vẫn không tuyển được lao động như ý. Các DN thừa nhận, tay nghề, năng suất lao động ở các tỉnh không bằng ở TP. Việc dịch chuyển về các địa phương cũng làm tăng chi phí vận chuyển hàng hóa.
Giám đốc một DN dệt may tại TPHCM chia sẻ, khi giá nhân công tại TPHCM tăng cao, một nhà nhập khẩu của Mỹ cũng đã tính đến việc bỏ đặt hàng ở DN để tìm nguồn cung rẻ hơn từ một nhà máy ở An Giang. Tuy nhiên, sau khi tính toán năng suất, chất lượng, chi phí vận chuyển từ TPHCM xuống An Giang, rủi ro trễ hàng phải vận chuyển bằng máy bay với phí cao thì nhà nhập khẩu này đã quyết ở lại với DN này!
Ông Phạm Xuân Hồng, Phó Chủ tịch Vitas, đánh giá, thực tế hiệu quả sản xuất, kinh doanh của DN dịch chuyển về các tỉnh chưa cao. Nhà nhập khẩu nước ngoài họ cũng tính toán, lựa chọn rất kỹ, họ vẫn thích chọn DN ở TP để đặt hàng vì tránh được nhiều rủi ro. Việc này cũng đã dẫn đến tình trạng một số DN ở tỉnh đã giảm giá bán để thu hút đơn hàng, gây cạnh tranh không lành mạnh.
DN dịch chuyển sản xuất về các tỉnh gặp khó khăn đã đành, ngay cả DN dịch chuyển sản xuất ra ngoại thành cũng gặp khó khăn về lao động. Một DN may mặc ở quận Tân Bình đã đầu tư nhà máy sản xuất, với quy mô khá lớn ở Củ Chi để ổn định cho việc dịch chuyển. Dù ở sát nách trung tâm TP nhưng DN vẫn không tuyển được lao động!
Chưa hết, từ chỗ bố trí 10 xe chở công nhân ở trung tâm TP xuống nhà máy Củ Chi làm mỗi ngày, nay số lượng xe đã giảm hơn một nửa. Công nhân xin nghỉ việc ngày một nhiều, lý do đưa ra là làm xa nhà, mất nhiều thời gian di chuyển.
Vừa đối mặt với việc mất lao động, DN cũng đang đối mặt với khoản chi hàng tỷ đồng cho chính sách hỗ trợ thôi việc cho công nhân làm việc nhiều năm.
Địa phương sợ... ô nhiễm!
Với việc giải quyết việc làm cho hơn 3 triệu lao động, chiếm 16% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước, dệt may sẽ còn giữ vai trò lớn cho xuất khẩu của VN trong thời gian tới. Vì vậy, yêu cầu phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ là điều cần thiết và là nòng cốt để nâng cao giá trị của hàng dệt may VN. Với số liệu ở trên, chúng ta thấy rằng khâu kéo sợi, dệt, nhuộm của VN còn yếu, có ít DN tham gia vào lĩnh vực này.
Hiện nay, có nhiều DN FDI đầu tư vào ngành công nghiệp hỗ trợ dệt may và phần lớn DN này là những công ty, đơn vị “anh em” với các DN FDI ngành may mặc tại VN. Điều này tạo nên chuỗi sản xuất khép kín cho các DN FDI dệt may hoạt động tại VN.
Trong khi đó, dù đã yếu và thiếu, số lượng DN ngành dệt, nhuộm trong nước có nguy cơ giảm dần. Vì hiện nay, với chính sách chuyển dịch sản xuất, nhiều DN dệt, nhuộm tại TPHCM đang rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan, đi không ổn mà ở cũng không xong!
Ông Lê Đông Triều, Tổng Giám đốc Công ty TNHH MTV Dệt may Gia Định, cho biết, DN ngành dệt nhuộm, đặc biệt là nhuộm có nguy cơ không phát triển được do các KCN, cụm CN của TP và các tỉnh lân cận không tiếp nhận cơ sở sản xuất nhuộm.
Dệt may Gia Định đã đặt vấn đề dịch chuyển sản xuất đến Long An, Tây Ninh nhưng các địa phương trên đều né tránh! Để đáp ứng đúng tiêu chuẩn môi trường, DN phải đầu tư hàng triệu USD cho một hệ thống xử lý nước thải. Đây là vấn không dễ đối với DN trong nước vì cần phải có nguồn vốn đầu tư lớn. Hiện nay, để tiếp tục sản xuất, nhiều DN dệt nhuộm tại TPHCM đã chuyển sang kéo sợi.
|
Theo Mỹ Hạnh
SGGP
http://cafef.vn/201208230728274CA33/chuyen-dich-san-xuat-det-may-di-khong-on-o-khong-xong.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 70
- Truy cập hôm nay: 1192
- Lượt truy cập: 7797319