Nhiều chuyên gia nhận định, nếu không có bước đột phá về cơ chế thì số phận Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và định hướng đến năm 2020 chỉ sinh ra cho có và không có tác dụng gì.
Rằng có mới…
Trước câu hỏi bản Đề án có gì mới so với Chỉ thị 1617, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Đào Quang Thu cho hay, cũng có nhiều điểm mới.
Đó là về định hướng thu hút đầu tư, trước đây nước ta quan tâm nhiều đến việc tạo công ăn việc làm mà không chú ý đến công nghệ, dẫn đến việc chuyển giao công nghệ đạt tỷ lệ rất thấp, thì nay chúng ta sẽ tập trung thu hút những dự án có hàm lượng công nghệ cao, chứ không“vơ bèo vạt tép” để trở thành “bãi rác” của thế giới.
Thứ nữa, về quy mô, sẽ điều chỉnh ưu tiên thu hút các dự án quy mô lớn, với hướng tập trung vào các tập đoàn có công nghệ nguồn.
Thời gian tới, Việt Nam cũng hướng mở ra hình thức và lĩnh vực đầu tư mới thay vì hình thức truyền thống, như thu hút vốn FDI theo hình thức đầu tư công –tư (PPP) vào lĩnh vực cơ sở hạ tầng.
Thứ trưởng Thu cho biết thêm, kể từ năm 1997, Việt Nam đã khuyến khích một số hình thức đầu tư mới. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư 100% vốn nước ngoài tăng lên, tỷ lệ các dự án đầu tư theo hình thức liên doanh giảm đáng kể. Ngoài các hình thức truyền thống này, còn có các hình thức khác như BOT, BT, BTO, BCC, góp vốn mua cổ phần và công ty mẹ - con…
Giải pháp cũng có những điểm mới, như đề xuất hướng sửa đổi Luật đầu tư nước ngoài sắp tới theo xây dựng tiêu chí, theo đó, hạn chế việc hiểu sai quy định trong việc cấp phép, lựa chọn dự án… quản lý theo ngành và theo lĩnh vực, tiếp đó mới đến quản lý vùng…. “Tức là chỉ cần 1 luật sửa đổi tất cả các luật”, Thứ trưởng Thu cho hay.
Bên cạnh đó, cần xây dựng chính sách theo 2 hệ thồng: 1 hệ thống cứng đối với tất cả các dự án DFI nói chung; và 1 hệ thống mềm dành cho các dự án đặc biệt; có chính sách thưởng ưu đãi.
Ngoài ra, sẽ điều chỉnh chính sách ưu đãi theo ngành, lĩnh vực, chứ không theo địa bàn như hiện nay.
“Điều này đồng nghĩa với việc tập trung thu hút những cái mình cần, chứ không phải thu hút những gì nhà đầu tư có”, Thứ trưởng Thu làm rõ thêm.
Minh chứng cho những điểm Thứ trưởng Thu nêu, Cục trưởng Cục Đầu tư Đỗ Nhất Hoàng cho biết, định hướng thu hút FDI trong thời gian tới sẽ tập trung cho các ngành công nghiệp – xây dựng, dịch vụ và nông- lâm - ngư; các hoạt động sản xuất ở chuỗi giá trị cao hơn trong mạng sản xuất toàn cầu và khu vực để bù đắp thiếu hụt đầu tư do sự dịch chuyển FDI từ Việt Nam sang các nước có chi phí lao động thấp hơn; đối với các dự án khai thác tài nguyên chỉ cấp phép cho các dự án chế biến sâu, với công nghệ máy móc thiết bị hiện đại và có phương án xứ lý môi trường; hạn chế các dự án thâm dụng lao động mà không đòi hỏi công nghệ, giá trị gia tăng thấp; thu hút các dự án vào các ngành sản xuất đầu vào trung gian, các dự án dịch vụ trung gian và dịch vụ có giá trị gia tăng cao. Trong đó, quan trọng là thu hút FDI vào ngành công nghiệp hỗ trợ.
Nhưng, chưa đủ….
Đồng ý với Thứ trưởng Thu, nhưng Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cũng thẳng thắn chỉ ra rằng: “Nếu môi trường đầu tư không được cải thiện thì không thể thu hút được FDI. Chúng ta cần phải nhìn thẳng vào sự thật đó”.
Theo Bộ trưởng Vinh, nhiệm vụ của những người xây dựng đề án, cụ thể là Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải đánh giá thật khách quan đầu tư FDI trong 25 năm quá, “không tô hồng”, phải chỉ rõ được những điểm được và chưa được, đặc biệt, phải nhìn trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI.
Bộ trưởng cũng yêu cầu, cần phải tập trung vào những điểm “nút” trong cơ chế thu hút FDI, đặc biệt là việc thu hút đầu tư không chọn lọc. Từ đó, tìm và đưa ra những giải pháp mạnh để xử lý, đặc biệt phải đưa ra được những giải pháp có tính chất đột phá về thể chế, nếu không Đề án sinh ra, bảo vệ được, nhưng tác dụng lại chẳng đáng là bao!.
“Cần phải đưa ra 1 thể chế tương tự như Chỉ thị 1792 cho FDI, theo đó đề ra những tiêu chuẩn đối với các dự án FDI nhằm tăng chất lượng và tính bền vững của dòng vốn này”, Bộ trưởng nhấn mạnh.
Những giải pháp đưa ra cần cụ thể, có sức nặng, chứ không chung chung như: kiểm soát công nghệ vào Việt Nam như thế nào? Bởi, có kiểm soát được công nghệ thì Việt Nam mới không trở thành “bãi rác” của thế giới. Những ngành nghề cụ thể nào được tập trung thu hút đầu tư, với lộ trình Việt Nam cần trong thời gian đến 2020, theo tiêu chuẩn nào? Ai là người kiểm soát?... Xúc tiến đầu tư sẽ được thay đổi như thế nào? Chính sách ưu đãi đầu tư đến đâu là phù hợp?
“Những câu hỏi đó phải được Đề án trả lời thật cụ thể”, Bộ trưởng Vinh đặt đề bài.
Nhìn nhận những yêu cầu Bộ trưởng đưa ra là hoàn toàn chính xác và hợp lý, Thứ trưởng Đặng Huy Đông cho hay, điểm quan trọng Đề án phải hướng tới đó là cần tối ưu hóa hiệu quả của nguồn vốn FDI.
Thứ trưởng Đông cho hay, hiện nay ưu đãi đầu tư của Việt Nam như một cái áo “freesize”, 1 cỡ mà phù hợp với cả người béo, lẫn người gầy. Do đó, không phân biệt được nhà đầu tư tốt với nhà đầu tư kém.
“Phải mạnh dạn đề xuất chính sách thuế đi kèm. Thưởng, phạt phân minh thì mới có thể loại được nhà đầu tư “rởm”. Đặc biệt, phải có chính sách rất cụ thể, chính sách phải đi theo lợi ích, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước”, Thứ trưởng Đông nói.
Hơn nữa, trong quản lý FDI, phải tăng cường hậu kiểm chứ không phải chỉ tập trung tiền kiểm như hiện nay. Do vậy, chính sách 2 giấy phép là cần thiết.
Bên cạnh đó, việc quản lý quy hoạch FDI, theo vị Thứ trưởng này là cần phải có những chính sách “độc đáo, rất riêng”. Quy trình phê duyệt phải cụ thể, tách quy trình phê duyệt dự án công nghiệp sản xuất với dịch vụ kinh doanh.
Còn theo Cục trưởng Đỗ Nhất Hoàng, để triển khai thành công Đề án phải thực hiện hàng loạt các giải pháp như:
- Luật pháp đồng bộ, rõ ràng;
- Tính thực thi cao;
- Ưu đãi phải đủ sức cạnh tranh với các quốc gia đối thủ khác;
- Đột phá phải thực sự là đột phá.
Để các giải pháp có thể triển khai thực hiện được, ông Hoàng đề xuất: “Hình thành ban chỉ đạo ở cấp quốc gia về FDI do một Phó Thủ tướng là trưởng ban, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm thường trực”.
Trí An
Theo TTVN
http://cafef.vn/20121010102623453CA33/de-an-fdi-den-2020-co-gi-moi.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,558.60 | 5,058.60 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,620.10 | 4,120.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,759.20 | 13,259.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,770.90 | 1,370.90 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 154
- Truy cập hôm nay: 521
- Lượt truy cập: 7796648