Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

'Hạn chế để người dân phải gánh giá điện quá cao'
2012-10-24 10:48:53

Một số ý kiến nhấn mạnh, qua sự cố thủy điện sông Tranh 2, cần đưa an toàn đập vào luật.

Phí và giá trong dự thảo Luật Điện lực đã từng được bàn đến nhiều lần qua các phiên họp Thường vụ Quốc hội, chiều 23/10, một lần nữa lại hâm nóng nghị trường.

Dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật điện lực nêu rõ, giá bán điện thực hiện theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước, phù hợp với cấp độ phát triển của thị trường. Đại biểu Hà Sỹ Đồng, tỉnh Quảng Trị, cho rằng, luật cần cụ thể hơn nữa về cơ chế giá bán điện theo thị trường. "Nhà nước sẽ điều tiết những hoạt động, khía cạnh nào của thị trường điện? Tôi đề nghị cần phải quy định ngay để minh bạch được giá điện và đảm bảo vận hành theo cơ chế thị trường", ông Đồng thẳng thắn.

Dự thảo luật quy định nhiều loại giá và phí như giá truyền tải điện, giá dịch vụ phụ trợ hệ thống điện, phí điều độ vận hành hệ thống điện, phí điều hành thị trường điện lực... dẫn đến giá điện bị đẩy lên cao ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh và đời sống người dân. Đại biểu tỉnh Quảng Trị cho rằng, cần xem xét tính hợp lý của từng loại giá và phí trên. "Tôi đề nghị hạn chế tối đa việc người sử dụng điện phải gánh giá điện quá cao", ông Trị thẳng thắn.

Đồng tình quan điểm trên, đại biểu Lê Thị Nguyệt, tỉnh Vĩnh Phúc, cho rằng giá bán lẻ bình quân hết sức quan trọng do đó phải để Thủ tướng phê duyệt. Ngoài ra, theo bà Nguyệt, việc điều chỉnh tăng giá điện vẫn phải có ý kiến của Thủ tướng thay vì giao cho Tập đoàn Điện lực xin ý kiến Bộ Công Thương trong trường hợp điều chỉnh dưới 5%. "Để đảm bảo công khai, minh bạch cần phải có sự giám sát của người tiêu dùng", bà Nguyệt đánh giá.

Số đông đại biểu thống nhất việc thực hiện thị trường điện là cần thiết song cần đẩy nhanh quá trình hình thành. Thời gian hình thành thị trường điện lực cạnh tranh nên bắt đầu từ năm 2019-2020 thay vì năm 2022 như dự thảo. Thị trường phát điện cạnh tranh của Việt Nam chưa thực sự hình thành khi cả nước có khoảng 300 nhà đầu tư nhưng EVN giữ toàn bộ các khâu bán điện, truyền tải điện... Ngoài ra, về nguồn điện, EVN chiếm tỷ trọng trên 60% chưa tính đến thủy điện lớn như Sơn La, Lai Châu...

Đại biểu Đỗ Văn Vẻ, tỉnh Thái Bình đưa ví dụ, Australia đã mạnh dạn cổ phần hóa các doanh nghiệp điện lực và nhờ vậy đã thành công trong việc phát triển thị trường điện cạnh tranh trong giai đoạn1993 đến năm 1998. "Chính phủ cần mạnh dạn tái cơ cấu ngành điện. Từ đó sẽ xóa thế độc quyền đảm bảo sự minh bạch công khai và giải quyết được bài toán khó khăn nhất hiện nay là vốn đầu tư cho ngành điện", ông Vẻ hiến kế.

Ngoài việc hạn chế gánh nặng giá điện, một số đại biểu cho rằng cần đưa an toàn đập thủy điện vào Luật Điện lực qua sự cố đập thủy điện Sông Tranh 2. Đại diện cho tỉnh Quảng Nam, đại biểu Lê Văn Lai bày tỏ sự lo lắng về an toàn của thủy điện sông Tranh 2. "Tôi xin phát biểu nội dung này, dựa trên sự bức xúc nhiều hơn là kiến thức, bởi vì tôi cũng không nghiên cứu sâu lĩnh vực điện lực. Nhưng xuất phát từ thực tiễn Quảng Nam qua đập sông Tranh 2, tôi xin phát biểu xung quanh vấn đề an toàn đập", ông Lai mở màn.

Theo ông Lai, sự việc của Sông Tranh 2 "vốn đã phức tạp lại càng phức tạp thêm" vì luật pháp chưa đầy đủ. An toàn đập là một vấn đề bức xúc, liên quan đến sinh mạng nhiều người, do đó, từ thầy giáo, nhà khoa học rồi đến bản thân ông, một người học sư phạm khoa ngữ văn cũng lên diễn đàn bàn bạc. Đại biểu tỉnh Quảng Nam, một lần nữa, cho rằng cần có chương nói về an toàn đập trong Luật Điện lực, điều mà Ủy ban Thường vụ đã không tiếp thu ý kiến vì cho rằng quy định này thể hiện trong Luật Tài nguyên nước.

Ông Lai phân tích, để an toàn đập trong Luật tài nguyên nước là chưa thỏa đáng. Bởi nước trong Luật Tài nguyên là tự nhiên, nước về ao, hồ, sông, lạch, đầm... Còn nước trong đập thủy điện đã bị chặn dòng và chỉ gây ra tác hại khi đập không đảm bảo.

"Tôi thiết tha đề nghị trong luật này nên đưa một nội dung nói về vấn đề an toàn đập trong việc xây dựng các công trình thủy điện. Không phải vì sông Tranh 2 ở Quảng Nam mà là vấn đề an toàn đập trên phạm vi cả nước", đại biểu tỉnh Quảnh Nam tha thiết.

Một số đại biểu cho rằng, khi ngành điện để xảy ra sự cố thì "nhà đèn" phải lĩnh trách nhiệm bồi thường. Đại biểu Lê Thị Nguyệt Nguyệt đưa ví dụ, ở Nhật Bản, khi sự cố xảy ra thì ngành điện phải đền bù. Trong trường hợp ngành điện chưa đủ điều kiện về kinh phí, Nhà nước ứng ra hộ và sau này, "nhà đèn" phải trả lại.

Ngoài ra, quy hoạch kém dẫn đến chậm tiến độ thì Chủ tịch UBND tỉnh đó phải chịu trách nhiệm. Nhà đầu tư nhận rồi bỏ rơi công trình cũng phải có hình thức xử phạt đích đáng. "EVN được duyệt 40 công trình, sau bỏ 12 công trình không thực hiện thì các đơn vị đó phải chịu trách nhiệm"

Theo bà Nguyệt, dự thảo luật sửa đổi mới cần đề cập đến an ninh và môi trường điện lực khi có sự cố lớn gây thảm họa như vỡ đập... "Khi sự cố xảy ra, ai là người chịu trách nhiệm đứng ra ban bố tình trạng khẩn cấp, Chủ tịch nước, Thủ tướng hay Quốc hội thì phải quy định thật rõ", bà Nguyệt thẳng thắn.

Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng cam kết sẽ tiếp thu ý kiến của các đại biểu. Khẳng định các ý kiến liên quan đến phát triển thủy điện, an toàn đập là những vấn đề "hết sức hệ trọng", do đó, theo ông Hoàng các nội dung này sẽ tiếp tục được thể hiện trong một số các văn bản luật khác. "Chúng tôi xin được tiếp thu và sẽ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ, cho Quốc hội trong khi xem xét các dự án luật có liên quan đến những nội dung này và các dự án đầu tư cụ thể", người đứng đầu Bộ Công Thương nói.

Kết phiên, Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho hay, trên cơ sở tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ chỉ đạo cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo tiếp tục nghiên cứu tiếp thu, hoàn chỉnh dự án luật và sẽ báo cáo lại Quốc hội xem xét trước khi biểu quyết thông qua tại kỳ họp này.

Theo Hoàng Lan

VnExpress

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/han-che-de-nguoi-dan-phai-ganh-gia-dien-qua-cao-20121023092239270ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,558.605,058.60
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,620.104,120.10
100g ABC Bullion Bar
14,759.2013,259.20
1kg ABC Bullion Silver
1,770.901,370.90
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 299
  • Truy cập hôm nay: 4861
  • Lượt truy cập: 7795268