Chờ làn sóng đầu tư mới
Theo đó, thuế quan đối với các mặt hàng xuất khẩu đang ở mức 10%-25%, một số mặt hàng 50% hiện nay sẽ giảm dần về 0%. “TPP bao gồm những chuẩn mực cao hơn về môi trường, trí tuệ, sáng tạo trong nhiều lĩnh vực khác nhau sẽ giúp thay đổi cơ cấu kinh tế, là cơ hội phát triển thật sự cho Việt Nam” - ông Lê Thành Ân nhận xét. Ông Ngô Chung Khanh, Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên - Bộ Công Thương, nhận định TPP không chỉ đề cập vấn đề kinh tế, thương mại đang diễn ra mà các lĩnh vực phi truyền thống như: lao động, môi trường, mua sắm Chính phủ, chống tham nhũng… cũng được đề cập.
Theo ông Khanh, kim ngạch xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng GDP của Việt Nam nên sẽ có nhiều cơ hội xuất khẩu hàng hóa vào các nước thành viên của TPP, nhất là các thị trường mới như Canada, Mexico - những nơi Việt Nam chưa thiết lập Hiệp định Thương mại tự do (FTA).
Theo các chuyên gia kinh tế, TPP được trông chờ sẽ tạo ra cú hích đầu tư tiếp theo vào Việt Nam. Nếu năm 2007, gia nhập WTO đã giúp Việt Nam thu hút lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài 61 tỉ USD thì TPP kỳ vọng sẽ đón dòng vốn đầu tư lớn hơn nhiều. Lượng vốn FDI có thể tràn vào Việt Nam khi các nhà đầu tư nước ngoài tranh thủ xuất khẩu qua Mỹ để hưởng mức thuế quan thấp… “Lúc này, các doanh nghiệp trong nước cần tận dụng TPP để tham gia vào chuỗi liên kết, thoát khỏi việc gia công cho đối tác nước ngoài và dần trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi liên kết toàn cầu” - ông Khanh nhấn mạnh.
80% hàng dệt may chưa đáp ứng được
Tuy nhiên, theo ông Ngô Chung Khanh, vướng mắc lớn nhất đối với ngành dệt may là yêu cầu về nguyên tắc xuất xứ, khi Mỹ yêu cầu hàng xuất khẩu dệt may phải đáp ứng các quy tắc về sợi. “Nếu áp dụng quy định này, 80% hàng dệt may của Việt Nam không đáp ứng được bởi ngành dệt nhuộm của Việt Nam còn kém phát triển, nguồn nguyên liệu cho ngành đa phần phải nhập khẩu… Đây là vấn đề khó mà cả Việt Nam lẫn Mỹ đang phải đàm phán, giải quyết” - ông Khanh cho biết.
Phải làm thật tốt để gia nhập TPP khởi động từ năm 2004, đến nay có 11 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia đàm phán gồm: Brunei, Chile, Mỹ, Malaysia, New Zealand, Úc, Peru, Việt Nam, Singapore, Mexico, Canada. Đây là hiệp định được kỳ vọng kiểu mẫu của khu vực, với diện cam kết rộng và mức độ cam kết sâu. Năm 2009, Việt Nam tham gia với tư cách quan sát viên và đàm phán chính thức từ năm 2010. Theo ông Neubert Brian, Tham tán kinh tế Mỹ tại TPHCM, khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang là điểm đến của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới. Doanh nghiệp các nước châu Âu, Mỹ, Nhật… đều chọn khu vực này làm điểm đến phát triển kinh doanh và xuất khẩu sang các thị trường khác. “Đây là chiến lược lớn mà doanh nghiệp Việt Nam phải tranh thủ làm thật tốt để gia nhập chuỗi cung ứng hàng hóa này” - ông Neubert Brian nói. |
Theo Vũ Phong
NLĐ
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/ky-vong-cu-hich-tu-tpp-20130228073711476ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,459.90 | 5,009.90 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,538.20 | 4,088.20 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,496.00 | 13,196.00 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,737.60 | 1,387.60 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 73
- Truy cập hôm nay: 885
- Lượt truy cập: 7787537