Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Rủi ro từ nhập khẩu nguyên liệu
2013-03-06 08:57:42

Ngoại trừ cá tra, với các mặt hàng thủy sản khác như tôm, mỗi năm các doanh nghiệp (DN) phải nhập hơn 30% nguyên liệu; các loại cá, mực, cua, ghẹ, sò… cần nhập 60%-80% nguyên liệu mới đảm bảo cho xuất khẩu. Ngành điều cũng nhập hơn 400.000 tấn điều nguyên liệu, chiếm hơn 50% sản lượng xuất khẩu. Thiếu thì phải nhập nhưng điều này đang dẫn đến không ít rủi ro cho các DN.

Dễ mất cả chì lẫn chài

Tại hội nghị thu mua, nhập khẩu điều thô niên vụ 2013 do Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas) tổ chức mới đây, nhiều DN xuất khẩu đã bày tỏ lo sự ngại về việc nhập khẩu quá nhiều nguyên liệu thô.

Ông Nguyễn Đức Thanh, Chủ tịch Vinacas, cho biết năm nào ngành điều cũng nhập đến 50% nguyên liệu, chủ yếu từ châu Phi. Đáng lo là rất khó kiểm soát chất lượng hàng nhập. “Năm ngoái, DN của tôi đã “dính đòn” khi 1.500 tấn điều nguyên liệu nhập từ châu Phi về đến cảng mới phát hiện lô hàng có quá nhiều điều tồn kho kém chất lượng được trộn chung với điều mới. Hậu quả là khi chúng tôi đem chế biến, xuất khẩu bị lỗ mười mấy ngàn đồng mỗi kg, rồi thiếu hàng phải giao chậm nên mất uy tín với khách” - ông Thanh thông tin.

Rủi ro từ nhập khẩu nguyên liệu (1)

Một rủi ro khác, cũng dễ gặp khi nhập nguyên liệu số lượng lớn là vấn đề hợp đồng giao dịch. Ông Phạm Văn Công, đại diện Công ty Nhật Huy (Bình Dương), kể: “Trường hợp này xảy ra thường xuyên. Có lần chúng tôi chuyển tiền xong, nhận hàng về và kiểm tra mới phát hiện tỉ lệ hàng kém chất lượng quá nhiều. chúng tôi yêu cầu bên bán giao lại 100 tấn hàng đúng tiêu chuẩn theo thỏa thuận hợp đồng nhưng đến nay đã mấy năm họ vẫn không chịu giao, đành chịu!” - ông bức xúc.

Cũng vì phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập nên DN thường bị nhà xuất khẩu ép giá. Bà Cao Thị Kim Lan, Giám đốc Công ty Thủy sản Bình Định, chia sẻ DN xuất khẩu được là nhờ vào 60%-70% nguyên liệu nhập, chủ yếu từ châu Á. Chất lượng thì tốt nhờ công nghệ đánh bắt, bảo quản hiện đại nhưng do có nhiều nước cũng muốn nhập nên họ nâng giá bán. Muốn có hàng chế biến kịp giao khách hàng, DN phải chấp nhận. “Giá nguyên liệu đầu vào cao nhưng giá sản phẩm đầu ra lại thấp vì hợp đồng đã được ký, lợi nhuận của DN bị ảnh hưởng, có khi lỗ” - bà nói thêm.

Bên cạnh đó, dù đã chọn nơi xuất khẩu nguyên liệu uy tín (Ấn Độ, Thái Lan, Bangladesh…), giá bán hợp lý (rẻ hơn 15.000-20.000 đồng/kg so với tôm Việt Nam) nhưng Công ty CP Tập đoàn Thủy sản Minh Phú cho biết vẫn có rủi ro. Theo ông Chu Văn An, Phó Tổng Giám đốc công ty, thì rất khó kiểm soát các chất cấm (như Ethoxyquin) trong tôm và truy xuất nguồn gốc. Nếu đem chế biến để xuất khẩu, rất dễ đụng phải hàng rào kỹ thuật từ các thị trường khó tính và có thể bị trả hàng.

Khó mở rộng vùng nguyên liệu

“Ai cũng đặt câu hỏi tại sao thủy sản không mở rộng vùng nguyên liệu trong nước? Xin thưa là rất khó! Nguyên do là có nhiều yếu tố chi phối như công nghệ sản xuất, nuôi trồng hạn chế, thời tiết thất thường, dịch bệnh không có thuốc chữa, giá thức ăn chăn nuôi tăng liên tục… Tình trạng nông dân treo ao ngày càng nhiều. Việc duy trì năng suất, sản lượng thủy sản hiện tại đã khó, nói gì đến mở rộng” - ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (Vasep), lý giải.

Đại diện Vinacas cũng cho biết diện tích điều nguyên liệu cả nước hơn 50.000 ha nhưng thực tế chỉ khoảng 30.000 ha cho thu hoạch, phần còn lại một là chỉ trên giấy tờ, hai là điều già cỗi, không ai chăm sóc. Rất khó mở rộng diện tích vì nhiều nông dân không còn mặn mà với cây điều, họ chặt điều để trồng cao su, tiêu.

Để tránh những rủi ro khi phải nhập nguyên liệu về chế biến xuất khẩu, theo ông Hòe (Vasep), DN cần xem xét chọn nhà xuất khẩu uy tín. Tiếp đó, DN kiểm soát chặt chất lượng nguyên liệu, thỏa thuận hợp đồng chứng từ kỹ càng và “chớ ham mua rẻ”.

Nếu DN thiếu nguyên liệu chế biến có thể chọn hình thức gia công cho nhà xuất khẩu. Khi đó, nguyên liệu do nhà xuất khẩu cung ứng, việc chế biến cũng theo yêu cầu của nhà xuất khẩu nên DN có thể yên tâm, khỏi lo lắng về các rủi ro trên.

Riêng với ngành điều, thông tin đáng lưu ý là hiện sản lượng điều từ vụ trước của các nước châu Phi còn rất nhiều, DN cần cẩn trọng khi nhập về. Trong khi đó, không chỉ tôm Việt Nam, ngay cả tôm Thái Lan cũng bị dịch bệnh nên phải kiểm tra nguồn nguyên liệu đầu vào thật chặt.

Quy hoạch vùng nguyên liệu còn nhỏ lẻ

Ở các nước DN Việt thường nhập khẩu nguyên liệu, họ có nguồn nguyên liệu lớn là nhờ chính phủ đầu tư, quy hoạch tốt. Như việc nuôi tôm ở Thái Lan, Ấn Độ được quy hoạch thành từng vùng lớn, tập trung theo từng khu vực. Vùng nào nuôi tôm là chỉ có tôm, có hàng rào sinh thái ngăn cách với vùng nuôi loại thủy sản khác nhằm tránh phát tán dịch bệnh, dễ chăm sóc và kiểm soát. Trong khi ở Việt Nam nuôi theo từng hộ, từng DN nhỏ lẻ, khi dịch bệnh lây lan thì khó kiểm soát.

Ông CHU VĂN AN
Phó Tổng Giám đốc Công ty Thủy sản Minh Phú

Theo Quang Huy

Pháp luật Tp. HCM

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/rui-ro-tu-nhap-khau-nguyen-lieu-201303060758251ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,463.005,013.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,540.804,090.80
100g ABC Bullion Bar
14,504.3013,204.30
1kg ABC Bullion Silver
1,742.101,392.10
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 47
  • Truy cập hôm nay: 823
  • Lượt truy cập: 7787475