Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Để không bỏ lỡ dòng vốn từ Nhật Bản
2013-03-28 09:15:43

Triển vọng tốt đẹp
 
Theo công bố của Cơ quan Xúc tiến thương mại đầu tư Nhật Bản (JETRO), năm 2013 Việt Nam tiếp tục là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư Nhật Bản để mở rộng các hoạt động kinh doanh ở Việt Nam về thông tin, phần mềm; bán buôn, bán lẻ sản phẩm; hóa học, y tế. 
 
Điều đặc biệt trong điều tra của JETRO về phương hướng triển khai công việc trong 1-2 năm tới của DN Nhật Bản tại châu Á và châu Đại Dương, 58 % tổng số DN được hỏi trả lời sẽ mở rộng đầu tư, trong khi số doanh nghiệp đang đầu tư tại Việt Nam trả lời sẽ mở rộng chiếm tới 66%. 
 
Số liệu của Bộ KHĐT  mới đây cũng cho thấy Nhật Bản đang dẫn đầu trong số 31 quốc gia và lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam trong quí I, với vốn đầu tư đăng ký cấp mới và tăng thêm là 3,159 tỉ đô la, chiếm 52,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam.

Tới dự hội nghị 25 năm tổng kết công tác thu hút đầu tư nước ngoài tại Hà Nội hôm 27/3, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản, ông Đoàn Xuân Hưngđưa ra nhận định quan hệ ngoại giao của Việt Nam và Nhật Bản đang rất tốt đẹp, là cơ hội tốt để tranh thủ thu hút đầu tư từ quốc gia này, nhất là sau chuyến thăm của Thủ tướng Nhật Shinzo Abe. Bởi năm 2006, ông Shinzo Abe đến thăm mang theo 100 doanh nghiệp Nhật thì hiện cả 100 doanh nghiệp đó đã đầu tư tại Việt Nam.

 
Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho biết, riêng trong năm 2012 đã có hàng trăm doanh nghiệp Nhật Bản đến đại sứ quán xin tư vấn về đầu tư tại Việt Nam. Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa của Nhật Bản cho biết rất nhiều thành viên của họ quan tâm đến môi trường đầu tư, các chính sách về thu hút đầu tư của Việt Nam. 
 
Để không bỏ lỡ cơ hội
 
Có mặt tại Hội nghị tổng kết 25 năm FDI sáng 27/3, ông Ichikawa, người đứng đầu Tiểu ban công nghiệp phụ trợ Nhật Bản cũng đưa ra những nhận định lạc quan về xu hướng đầu tư vào Việt Nam của DN Nhật.
Tuy nhiên ông than phiền Việt Nam ban hành rất nhiều văn bản pháp lý nhưng lại chưa nhất quán, mỗi địa phương thực hiện một cách khác nhau. Do vậy, ông đề nghị Chính phủ thống nhất các văn bản luật để sao cho cùng một chính sách thì ở đâu cũng có thể áp dụng để các doanh nghiệp Nhật có thể đầu tư hiệu quả hơn.
 
Ông Ichikawa cho biết, nhiều công ty Nhật Bản than phiền việc phê duyệt thủ tục của các Bộ ngành , địa phương nhiều lúc quá lâu khiến doanh nghiệp mệt mỏi và thậm chí phải có ý kiến từ cấp cao hơn như Thủ tướng mới được thông qua. 
 
Thực tế, những bất cập này không phải lần đầu tiên mới được nhắc đến mà đã được các nhà đầu tư nói chung và nhà đầu tư từ Nhật Bản lên tiếng nhiều lần. Trong một nghiên cứu hồi tháng 2/2013 về xu hướng dòng vốn FDI của Nhật Bản vào Việt Nam, TS Lê Quý Long – Viện nghiên cứu Đông Bắc Á (Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) cảnh báo:
 
 “Môi trường đầu tư ở Việt Nam bên cạnh những thuận lợi rất cơ bản cũng còn nhiều bất cập mang tính kỹ thuật và chính sách ở cả trên khía cạnh vi mô lẫn vĩ mô. Về ngắn hạn sự cải thiện môi trường đầu tư ở Việt Nam sẽ không nhiều, nếu không nhận thức kịp thời thì làn sóng đầu tư từ các nhà đầu tư Nhật Bản có thể bị chặn lại mặc dù Việt Nam đang đứng trước những cơ hội hết sức thuận lợi do bối cảnh quốc tế mang lại.”
 
Điều này cũng trùng hợp với lưu ý của Đại sứ Đoàn Xuân Hưng rằng cơ hội đón dòng FDI từ Nhật Bản sẽ không kéo dài nếu chúng ta không biết tranh thủ, bởi thực tế là bên cạnh Việt Nam thì hàng trăm doanh nghiệp của họ cũng đang tìm hiểu về Malaysia, Indonesia.
 
Theo ông Hưng, có nhiều vấn đề doanh nghiệp Nhật Bản quan tâm tại Việt Nam, đó là chúng ta đang bước vào giai đoạn đổi mới, bối cảnh lịch sử đang thay đổi, nên họ chưa hiểu rõ các chính sách cụ thể mà Chính phủ Việt Nam đặt ra , do vậy,  “hãy chi tiết hơn các chính sách  chứ không nên hô hào chung chung nữa” .
 
Cụ thể hơn, Đại sứ Đoàn Xuân Hưng cho rằng, 10 năm nay chúng ta nói đến thu hút đầu tư vào công nghiệp phụ trợ, nhưng không đưa ra những chính sách cụ thể, rằng chúng ta muốn cái gì, với những điều kiện gì thì nhà đầu tư được vào, chúng ta cũng chưa từng hỏi xem nhà đầu tư họ muốn gì, nên làm gì thì mới gặp nhau được để đầu tư.
 
Theo ông Hưng, Chính phủ cần xử lý tốt vấn đề về môi trường đầu tư, cần tiếp tục thực hiện tốt sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản. Công tác xúc tiến đầu tư cũng cần có những cải tiến. Đặc biệt, các địa phương đi kêu gọi đầu tư phải có sự chuẩn bị tốt, có văn bản tiếng Nhật. 
 
Bởi lâu nay có những giai đoạn chỉ trong 10 ngày có đến 4-5 đoàn địa phương sang xúc tiến đầu tư ở Nhật Bản, đoàn nào cũng mong muốn đại sứ đến phát biểu, thế nhưng vẫn không hiệu quả.  Do vậy, cần có đội ngũ phiên dịch tốt, và nên mời những doanh nghiệp Nhật Bản đang đầu tư tại Việt Nam đến để chia sẻ thông tin với chính cộng đồng doanh nghiệp của họ, cách làm đó sẽ tốt hơn.
 
Thanh Uyên

Theo TTVN

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/de-khong-bo-lo-dong-von-tu-nhat-ban-2013032802423402318ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,451.005,016.00
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,529.204,109.20
100g ABC Bullion Bar
14,468.8013,168.80
1kg ABC Bullion Silver
1,731.201,381.20
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 91
  • Truy cập hôm nay: 65
  • Lượt truy cập: 7784244