Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Mong đại biểu Quốc hội lên tiếng nhiều hơn về khó khăn của DN
2013-05-27 09:55:18

Bà Phạm Chi Lan trao đổi với Sài Gòn Tiếp Thị sau tuần đầu tiên của kỳ họp thứ 5.

Thưa bà, Tổng cục Thống kê mới công bố CPI tháng 5 giảm 0,06% so với tháng 4, bà nhận định thế nào về tỷ lệ này?

Nói chung thì CPI vẫn đang trong đà kiểm soát được , nhưng vẫn ở ngưỡng phải lo chứ không chủ quan được. Bởi vì hiện nay vẫn có nhiều ý kiến kêu gọi tăng thu nhiều hơn và tăng trưởng này khác, nếu đổ thêm vào tăng trưởng thì có thể làm CPI bùng lên lại. Vả lại CPI thời gian vừa rồi giảm là vì một phần giá dầu thế giới giảm, thuận cho Việt Nam trong giảm giá dầu, giá một số mặt hàng cũng ở ngưỡng thấp . 

Tiêu thụ chỉ tăng được đúng trong thời gian Tết thôi, sau đó lại giảm xuống. Tồn kho vẫn còn cao làm cho CPI có thể ở mức đó, nhưng nếu không cẩn thận về chính sách thì có thể nó bơm cho CPI tăng vọt trở lại trong thời gian tới. Tôi nghĩ Chính phủ đề ra chủ trương từ nay đến cuối năm vẫn tiếp tục lo kiềm chế lạm phát đồng thời lo hỗ trợ để tháo gỡ khó khăn cho DN, tôi nghĩ mục tiêu đó vẫn là đúng.

CPI giảm đồng nghĩa về tiêu dùng không tăng?

Đúng rồi, điều đó thể hiện sự tắc nghẽn trong thị trường của các DN, giải thích một phần lý do tại sao số DN chết vẫn cao, trong 5 tháng đầu năm. Đà suy giảm của DN vẫn chưa hề được chặn lại. CPI thấp thể hiện một phần của sự tắc nghẽn tăng trưởng hơn là khả năng phát triển thực sự. 

Vì DN èo uột, bán hàng không được nên đành phải bán ở mức thấp, sức tiêu dùng quá thấp, làm CPI thấp thôi, chứ không phải tín hiệu kiểm soát được một cách lành mạnh.Nếu kiểm soát tốt thì CPI thấp đồng thời các ngành có thể tăng trưởng , GDP có thể tăng, công nghiệp có thể tăng, DN đỡ khó khăn hơn hoặc tỷ lệ bán hàng tăng lên chẳng hạn.

Trong phần đánh giá kinh tế - xã hội tại phiên khai mạc kỳ họp Quốc hội mới đây, Chính phủ dường như vẫn chưa đi đến cùng, khi các chuyên gia nói DN cần cứu lắm rồi, quan điểm của bà?

Tôi nghĩ điều đó khá rõ bởi vì Chính phủ vẫn đang tập trung lo các chỉ tiêu khác hơn là lo đến thân phận của DN. Chính phủ vẫn loay hoay với kiểm soát lạm phát, vấn đề ngân hàng, vàng, bất động sản….Trong khi đó cả khối DN, ngoài câu chuyện vàng và bất động sản là cả vấn đề vô cùng to lớn, mức độ trầm trọng còn nặng nề thêm, thế mà Chính phủ vẫn không thể hiện lo mấy đến lĩnh vực này. 

Chính sách của Chính phủ về tháo gỡ khó khăn thì đã có cho DN nhưng mà thực hiện rất kém so với chính sách đề ra, chậm chạp và không được như kỳ vọng. Vì vậy tôi nghĩ tiếng nói của Quốc hội kỳ này rất quan trọng bởi vì các chuyên gia kêu nhiều rồi, DN kêu nhiều rồi, các con số đưa ra cứ xấu đi mãi về tình hình DN, mà thấy Chính phủ vẫn không động lòng bao nhiêu, tôi mong là lần này với tiếng nói của Quốc hội có thể Chính phủ có quan tâm hơn.

Các đại biểu QH lên tiếng thế nào Chính phủ cảm nhận gay go của tình hình?

Tôi thấy cũng có một số đại biểu cũng phát biểu rồi đấy, nhưng mong những phát biểu đó rộng rãi hơn ở các địa phương khác chứ không chỉ dồn vào một vài người, Ví dụ mới tập trung các đại biểu ở TP HCM như Trần Du Lịch, Trần Hoàng Ngân, lần này bà Võ Thị Dung hoặc Nguyễn Thị Quyết Tâm nói mạnh, là điều tôi mừng.

Mong là các địa phương khác cũng lên tiếng , nơi có nhiều DN như Hà Nội, Đà Nẵng, Đồng Nai, Bình Dương…đâu rồi mà chưa thấy.

Tôi mong các đại biểu các nơi khác lên tiếng. Tôi sợ là các địa phương vẫn còn lo , muốn tập trung vào các yêu cầu đầu tư vào địa phương mình , mong rót vốn ngân sách vào tăng trưởng của địa phương mình, hơn là lo cho DN, nên không lên tiếng. 

Cũng có thể tâm lý e ngại lên tiếng nhiều với Chính phủ thì không thuận trong việc phân bổ ngân sách địa phương, cho các công trình đầu tư ở địa phương mình cho nên ít nói cho DN chăng. Điều đó cho thấy các tỉnh chưa hiểu là muốn tăng trưởng thực sự thì phải dựa vào lực lượng DN phát triển lên, chứ không phải dựa vào vốn của Nhà nước cấp cho mình.

Ông Trần Du Lịch đề xuất tăng bội chi ngân sách, có đồng tình?

Tôi nghĩ là phải rất thận trọng, vì tăng bội chi thì dẫn đến hậu quả khác, ví dụ trên thực tế yêu cầu đóng góp của DN, của xã hội vào. Để có nguồn thu ngân sách , nếu tăng bội chi bây giờ coi như vay cho tương lai , cũng lại là gánh nặng cho DN hoặc người dân phải trả những năm tới. 

Đối với ngân sách tôi mong tiếp tục giảm bội chi hơn bởi vì qua các báo cáo vừa rồi cho thấy vẫn còn tình trạng dàn trải, thất thoát lãng phí vẫn nhiều trong ngân sách, vẫn còn quá nhiều dự án, hơn 500 dự án trong 2012 không nằm trong quy hoạch kế hoạch, mà vẫn tiếp tục đầu tư, vẫn có đầu tư mới, cái đó là điều vô cùng phi lý trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế hiện nay.

Đấy là điều tôi lo ngại, các địa phương, các ngành vẫn thiên về muốn làm sao cho mình được rót nhiều tiền hơn là lo cho số phận của DN, cho tình hình chung của nền kinh tế.

 

 Mong đại biểu Quốc hội lên tiếng nhiều hơn về khó khăn của DN (1)
Mong các đại biểu lên tiếng nhiều hơn về khó khăn của DN.

Đề xuất của bà là gì?

Tôi cho là Nhà nước phải thúc đẩy , thực sự thực hiện tái cơ cấu kinh tế, ba khu vực DNNN, ngân hàng và đầu tư công vẫn đang là gánh nặng cho nền kinh tế hiện nay. Nếu không giải tỏa bớt gánh nặng từ các khu vực này lên nền kinh tế thì không có cái gì cải thiện được tình hình , khó khăn của DN không có gì tháo gỡ được. Vấn đề cơ bản nhất là nguồn lực dồn vào ba khu vực này và hiệu quả rất thấp.

Bà đã nói Chính phủ chậm chạp từ năm ngoái, vì sao chậm?

Lý do số một ai cũng có thể thấy được là lợi ích của các nhóm, chắc chắn họ không đồng tình hoặc không đồng tình để tái cơ cấu được, bởi vì tái cơ cấu thì sẽ đụng chạm đến lợi ích của họ. Để chống lại nhóm lợi ích thì quan trọng nhất là Nhà nước phải có ý chí chính trị thực sự để tái cơ cấu vì lợi ích chung của cả nền kinh tế, chứ không phải vì lợi ích của một số nhóm mà ngần ngại thực hiện.

Bản thân bà có lạc quan?

Với tất cả những diễn biến cho đến giờ thì thật tình mà nói tôi không mấy lạc quan, đòi hỏi phải nỗ lực rất nhiều, đòi hỏi hành động cụ thể của Nhà nước rất nhiều, Nhà nước ở đây là cả Quốc hội và Chính phủ. Ở cấp độ quốc gia Đảng Cộng Sản là người lãnh đạo cao nhất , nhưng ở đây đòi hỏi quyết tâm từ Bộ Chính trị đến ban Chấp hàn TW tập trung vào vấn đề này, chứ không phải bàn lan man, mà vấn đề tái cơ cấu không được tập trung cao để chỉ đạo điều hành thực hiện

Đánh giá của bà về 30.000 tỷ đồng cho bất động sản?

Tôi ở trong số những người không hoan nghênh 30.000 tỷ này, bởi vì không giúp tháo gỡ khó khăn cho bất động sản thực sự, đồng thời có thể tạo gánh nặng cho nền kinh tế. Bởi 30.000 tỷ ấy nếu đem dùng vào lĩnh vực khác, ví dụ đầu tư tháo gỡ khó khăn cho các DN hoặc tập trung đầu tư cho nông nghiệp thì hiệu quả sẽ cao hơn rất nhiều so với bỏ vào bất động sản bây giờ. 

Nói là hỗ trợ cho người nghèo, đối tượng chính sách nhưng thực chất vẫn là hỗ trợ cho nhiều hơn cho khối bất động sản, là khối đã gây ra vấn đề cho nền kinh tế trong suốt thời gian qua. Đó không phải là đối tượng đáng ưu tiên để hỗ trợ.

Theo Việt Anh

SGTT

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/mong-dai-bieu-quoc-hoi-len-tieng-nhieu-hon-ve-kho-khan-cua-dn-2013052709213759016ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,418.804,983.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,502.504,082.50
100g ABC Bullion Bar
14,383.0013,083.00
1kg ABC Bullion Silver
1,709.701,359.70
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 89
  • Truy cập hôm nay: 1431
  • Lượt truy cập: 7775765