Live Rates Powered By:
AUDUSD
NZDUSD
EURUSD
GBPUSD
USDJPY
USDCAD

Trả lương hưu vào tài khoản là bảo vệ người lao động
2013-06-13 09:07:39

Trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết Điều 187 của Bộ luật Lao động (sửa đổi) về tuổi nghỉ hưu của người lao động sắp ban hành, nội dung thu hút sự chú ý của dư luận là điều chỉnh tuổi nghỉ hưu của một số đối tượng.  

Vì sao lại có sự điều chỉnh này và liệu sẽ tác động tới người lao động cũng như Quỹ Bảo hiểm xã hội như thế nào, ông Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội sẽ giúp người dân hiểu rõ hơn.

PV: Thưa ông, trong dự thảo Nghị định quy định chi tiết Điều 187 của Bộ luật Lao động (sửa đổi) có nội dung điều chỉnh tuổi nghỉ hưu đối với một số đối tượng. Xin ông cho biết, liệu một số đối tượng được tăng tuổi nghỉ hưu có làm vỡ Quỹ Bảo hiểm xã hội không?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Trong Bộ luật Lao động trước đây và cho đến nay quy định, tuổi nghỉ hưu của nam là 60 và nữ là 55 khi người lao động có đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội trở lên.

Khi sửa đổi Bộ luật Lao động, chúng ta vẫn cơ bản giữ tuổi nghỉ hưu của nam và nữ như hiện hành. Tuy nhiên, có 2 nhóm cần phải điều chỉnh để đảm bảo sức khỏe và sự cống hiến cho người lao động. Nhóm thứ nhất là lao động làm việc nặng nhọc, trong môi trường độc hại, nguy hiểm; ở vùng sâu, vùng xa-nơi có phụ cấp khu vực từ 0,7% trở lên thì phải giảm bớt tuổi cho người lao động. Nguyên nhân là sức lao động của người ta giảm đi và khả năng lao động của họ chỉ còn có 61%.  Ngoài ra, một số ngành đặc thù như thể dục thể thao, văn hóa văn nghệ thì người lao động không thể làm việc đến tuổi 55 hoặc 60 cũng phải giảm bớt tuổi nghỉ hưu.

Nhóm thứ 2 là những người có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao, làm công tác quản lý có thể được kéo dài thời gian làm việc nhưng tối đa không quá 5 năm. Điều này có nghĩa là cơ quan, đơn vị có thể kéo dài tuổi nghỉ hưu của nam lên 65 và nữ lên 60. Tuy nhiên, việc tăng tuổi nghỉ hưu như vậy còn phụ thuộc vào điều kiện cụ thể của đơn vị đó có nhu cầu sử dụng lao động hay không và có lao động để thay thế, đáp ứng nhu cầu hay không. Về vấn đề này, Quốc hội đang giao cho Chính phủ nghiên cứu, căn cứ vào tình hình của từng thời kỳ hướng dẫn cho hợp lý.

Nếu nói chúng ta nâng tuổi nghỉ hưu của nhóm thứ 2 đối với nữ thì sẽ làm Quỹ Bảo hiểm xã hội mất cân đối là điều không đúng. Bởi vì toàn bộ cán bộ nữ có chuyên môn, trình độ kỹ thuật từ Vụ trưởng, Giám đốc Sở trở lên của cả nước chỉ có 15.000 người, nên không tác động lớn tới Quỹ Bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, nếu chúng ta không sử dụng đúng và khai thác hết lực lượng lao động này thì là một sự lãng phí rất lớn của xã hội. Việc quy định người nào sẽ được giữ lại tiếp tục làm việc còn phụ thuộc rất lớn vào trình độ, khả năng lao động và điều kiện thực tế của cơ quan sử dụng lao động.

Về phía ý kiến cá nhân, tôi có khuyến cáo là trong khoản 3, điều 187 của Bộ luật Lao động (sửa đổi) nên khuyến khích nhóm thứ 2 tiếp tục cống hiến, lao động nếu còn đủ sức khỏe. Còn nếu người lao động là nữ hay nam có trình độ chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao nếu Nhà nước không sử dụng thì bản chất họ vẫn có đóng góp cho xã hội. Ví dụ một bác sỹ có chuyên môn cao khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn có thể mở phòng khám tư hoặc làm những công việc có thu nhập. Điều này là rất tốt cho xã hội. Vì thế, chúng ta không nên suy nghĩ là những người này nếu không làm việc cho các cơ quan của Nhà nước nữa thì sẽ không có đóng góp cho xã hội. 

Nên khuyến khích lao động đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội

PV: Quỹ Bảo hiểm xã hội phụ thuộc rất nhiều vào sự biến động của nền kinh tế. Theo ông, để đảm bảo quyền lợi cho người lao động được lĩnh lương hưu theo giá trị thực của đời sống thì cần những biện pháp gì?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Quỹ Bảo hiểm xã hội là do cơ chế đóng ngược của người lao động. Đó là cơ chế đóng ít mà hưởng nhiều như hiện nay. Một người lao động đóng bảo hiểm 29 năm nhưng nghỉ hưu 10 năm là hết quỹ bảo hiểm xã hội của người đó. Vì thế, chúng ta phải tính toán kêu gọi nhóm đối tượng lao động có chuyên môn, trình độ kỹ thuật cao nếu được làm việc thêm ở cơ quan Nhà nước đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội thì sẽ có lợi cho xã hội và lao động đó khi họ về hưu.

Ngoài ra, chúng ta nên khuyến khích nếu người lao động đã nghỉ hưu rồi thì vẫn có thể đóng thêm bảo hiểm xã hội bổ sung. Mặt khác, những người không làm việc trong cơ quan Nhà nước thì cũng có thể đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện.

Theo tôi, Bộ luật Lao động (sửa đổi) nên khuyến khích người lao động ở cơ quan Nhà nước hay làm việc ở bên ngoài, các thành phần kinh tế đều tham gia bảo hiểm xã hội. Mục đích của việc làm này là mở rộng đối tượng để tăng nguồn Quỹ Bảo hiểm xã hội.

Quỹ Bảo hiểm xã hội không chỉ do mức đóng và thời gian đóng bảo hiểm của người lao động. Hiện nay, thời gian đóng bảo hiểm của lao động là 20 năm đã dừng thì khi lao động đến 45 tuổi đã nghỉ hưu nhưng trung bình tuổi thọ là 73 thì Quỹ Bảo hiểm xã hội không thể chi trả hết cho người nghỉ hưu.

Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động và xã hội thì trong Bộ luật Lao động (sửa đổi) nên có phần bổ sung là, song song với việc kéo dài thời gian làm việc cho một số nhóm đối tượng thì nên quy định người lao động đóng thêm tiền bảo hiểm xã hội và phải cân bằng mức đóng với mức hưởng.

Nguyên tắc của bảo hiểm xã hội là người lao động có đóng thì sẽ có hưởng, đóng cao thì hưởng cao, đóng thấp thì hưởng thấp. Nhà nước nên nghiên cứu một cách tính mức sống trung bình tối thiểu cho người về hưu. Cơ chế này được gọi là công bằng theo chiều dọc và mặt bằng ngang. Trong đó, mặt bằng ngang là phải đảm bảo chi trả tiền bảo hiểm để đảm bảo mức sống tối thiều người nghỉ hưu. Còn mặt bằng theo chiều dọc là người nào đóng bảo hiểm nhiều thì được hưởng nhiều, người nào đóng ít thì sẽ hưởng ít.

Một số nước có khi người lao động được làm việc tới 70 tuổi nhưng vẫn đóng bảo hiểm trong suốt quá trình làm việc để khi nghỉ làm lĩnh lương hưu cao. Thực tế, họ không chi tiền lương hưu như nước ta, mà chi tiền lương hưu vào tài khoản cá nhân. Tài khoản này sẽ được tính lãi theo số tiền mà người dân có.

Đối với lao động Việt Nam làm việc trong cơ quan Nhà nước, lương hưu được tính theo bình quân của 5 năm cuối. Nếu lao động làm việc 25 năm mà 20 năm trước đóng thấp thì sẽ dẫn tới mất cân đối cách đóng lương hưu. Còn lao động ngoài cơ quan Nhà nước mà đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện thì sẽ được lương hưu theo cơ chế đóng nhiều được hưởng nhiều, đóng ít hưởng ít. Điều này sẽ là không công bằng.

Chính vì những lý do trên, tôi nghĩ, nước ta phải tiến tới có Quỹ Bảo hiểm hưu trí phải chi trả theo tài khoản cá nhân. Nếu có sự biến động về kinh tế, giá cả làm cho Quỹ Bảo hiểm hưu trí giảm đi so với điều kiện thực tế, sẽ ảnh hưởng rất lớn tới người lao động khi về hưu. Vì vậy, để bảo về quyền lợi của người lao động khi về hưu, Nhà nước phải đứng ra bảo lãnh, hỗ trợ cho người dân có được mức sống tối thiểu để lương hưu đảm bảo mức sống tối thiểu.

Chưa thể kéo dài tuổi nghỉ hưu của tất cả lao động

PV: Ở một số nước sẵn sàng cho cán bộ, công chức có năng lực, trình độ làm việc ở cơ quan Chính phủ, Nhà nước đến khi nào không còn đủ sức khỏe thì thôi. Vậy theo ông, Việt Nam có thể áp dụng mô hình như này không?

Ông Bùi Sỹ Lợi: Một số nước sử dụng lao động già hóa là vì những nước đó đang trong thời kỳ già hóa dân số. Trên thế giới đang có nguy cơ tiệt chủng một số dân tộc vì người dân đẻ ít, cho nên số người làm việc và số người phụ thuộc là rất thấp. Ví dụ, một người làm việc thì chỉ có tới chưa đến 1 người phụ thuộc. Còn ở Việt Nam, một người làm việc thì có tới 2 người phụ thuộc. Mặt khác, nước ta đang trong thời kỳ dân số vàng, lực lượng lao động đang rất lớn (chiếm khoảng 60% dân số, tương đương khoảng 53 triệu lao động).

Việc kéo dài tuổi nghỉ hưu cho người lao động có mặt lợi là tăng Quỹ hưu trí và làm cho người làm cho người dân nghỉ hưu có lương cao hơn. Tuy nhiên, khi tình hình phát triển sản xuất của chúng ta đang gặp khó khăn, nếu kéo dài tuổi nghỉ hưu như một số nước trên thế giới thì lại là bước cản cho lực lượng lao động trẻ.

Nếu chúng ta sử dụng lao động kéo dài như một số nước trên thế giới thì sẽ dẫn tới nguy cơ hạn chế lực lượng lao động trẻ được đào tạo bài bản không có chỗ để làm việc ở các cơ quan Nhà nước.

PV: Xin cảm ơn ông!./.

Theo Bích Lan

VOV online

http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/tra-luong-huu-vao-tai-khoan-la-bao-ve-nguoi-lao-dong-2013061306461583713ca33.chn





Thời gian
Sydney Tokyo Hà Nội HongKong LonDon NewYork
Prices By songphucgold
We Sell We Buy
37.5g ABC Luong Bar
5,339.804,904.80
1oz ABC Bullion Cast Bar
4,437.104,017.10
100g ABC Bullion Bar
14,172.5012,872.50
1kg ABC Bullion Silver
1,671.001,321.00
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
 
     
 
  • Đang online: 77
  • Truy cập hôm nay: 150
  • Lượt truy cập: 7771099