Để 3 loại phiếu là có ý muốn cảnh báo trước
2013-06-25 08:49:31
Đây là sự kiện nhận được sự quan tâm đặc biệt của người dân và chắc chắn sẽ được ghi vào lịch sử nghị trường như một bước tiến dài trong tiến trình dân chủ hóa sinh hoạt ở QH.
Lao Động có cuộc phỏng vấn Viện trưởng Viện Nghiên cứu lập pháp - ĐBQH Đinh Xuân Thảo.
- Việc lần đầu tiên QH tổ chức lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa thế nào trong tiến trình mở rộng dân chủ hóa nghị trường, thưa ông?
- Trong Hiến pháp cũng như Luật Tổ chức QH đều có quy định rất rõ thẩm quyền của QH về việc bỏ phiếu tín nhiệm từ khoảng 20 năm nay. Nhưng vì nhiều lý do, thẩm quyền này chưa thực hiện được. Chẳng hạn trong luật quy định, muốn bỏ phiếu thì phải có 20% số đại biểu đề nghị; nhưng đề nghị bằng cách nào? Ai sẽ là người đứng ra tập hợp?
Vì nhiều vướng mắc, nên việc bỏ phiếu tín nhiệm chưa được thực hiện. Còn lần này, lần đầu tiên QH tổ chức lấy phiếu. Kết quả đạt được là rất tốt, phản ánh tính chất dân chủ nghị trường thực sự, dù đây là lần đầu tiên và chưa từng có tiền lệ. Các vị ĐBQH trên cơ sở các thông tin mà QH cung cấp cũng như các thông tin của mình để đưa ra các quyết định độc lập. Tôi thấy tỉ lệ phiếu tín nhiệm cao, thấp phản ánh tình hình thực tế. Và qua đó, các vị ĐBQH đã thể hiện được trách nhiệm trước cử tri chứ không chỉ đánh giá trên cơ sở chủ quan của mình. Việc đánh giá, theo tôi cũng là nghiêm túc, khách quan và công bằng.
- Trả lời báo chí sau khi kết quả lấy phiếu được công bố, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường có nói một ý là, chỉ cần lấy phiếu Chính phủ, các thành viên CP; chứ QH lấy phiếu QH cũng không nhất thiết lắm do nguyên tắc tập thể trong nghị trường?
- Nếu đúng như các nước vẫn làm thì việc bỏ phiếu tín nhiệm chủ yếu là đối với chính phủ và các thành viên chính phủ thôi. Người ta không bỏ phiếu với cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, điều kiện ở VN mình do việc xác định mục tiêu việc lấy phiếu để phục vụ công tác cán bộ.
Việc đánh giá bao gồm các đối tượng của bộ máy nhà nước bao gồm cả lập pháp, hành pháp, tư pháp để phục vụ công tác cán bộ của Đảng. Không nên so sánh giữa người đứng đầu lập pháp với người đứng đầu hành pháp. Sự so sánh chỉ là tương đối mà thôi. Theo tôi, nếu so sánh, phải so sánh giữa các bộ trưởng với nhau, hay giữa các chủ nhiệm ủy ban của QH với nhau.
- Ông vừa nói chuyện so sánh, có một chi tiết do cử tri phát hiện là các chức danh Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng có số phiếu tín nhiệm cao. Thưa ông, điều này thể hiện uy tín cá nhân của các vị bộ trưởng đó hay vì bản thân các ĐBQH thiếu thông tin về các lĩnh vực này để có thể đánh giá?
- Đúng, đúng! Trong cùng một khối hành pháp, có những lĩnh vực mà người dân biết nhiều và nhiều lĩnh vực không biết nhiều. Ví dụ, Bộ Khoa học-Công nghệ, đó là lĩnh vực người dân không biết nhiều. Thông thường, những gì bức xúc nổi cộm, liên quan đến đời sống hằng ngày cũng tác động lên ĐBQH trong việc đánh giá.
Còn đúng là những lĩnh vực như quốc phòng an ninh hay ngoại giao thì cái lớn là an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia được đảm bảo, được ổn định thì người dân cũng thấy thỏa đáng và người đứng đầu lĩnh vực đó được đánh giá cao, được tín nhiệm cao. Quan hệ đối ngoại của chúng ta rõ ràng ngày càng tốt hơn.
Trong mở cửa, hội nhập của VN trong việc hợp tác các lĩnh vực, trong quan hệ song phương, đa phương đang rất tốt. Điều đó có vai trò của cả bộ máy, nhưng rõ ràng vai trò của ngoại giao là quan trọng. Ngoại giao trước đây chỉ là chính trị, thì bây giờ đã bao gồm cả kinh tế, văn hóa. Sự đánh giá đó theo tôi là khách quan, chứ không phải do thiếu thông tin.
Các bộ đều có báo cáo hằng năm, rồi những thông tin trên báo chí. Việc đánh giá này không chỉ là trên khía cạnh năng lực, kết quả công tác; còn có đánh giá dựa trên phẩm chất đạo đức, lối sống người cán bộ, dù anh ở cương vị nào mà người dân biết rất rõ.
- Nhiều vị ĐBQH cho rằng, kết quả lấy phiếu sẽ khác đi rất nhiều nếu chỉ có 2 loại phiếu là tín nhiệm và không tín nhiệm, thay vì 3 mức độ tín nhiệm? Thưa ông, liệu có nên bỏ bớt đi một loại phiếu không?
- Cái này cũng sẽ nghiên cứu. Ban đầu, QH còn đề ra 4 loại: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không có đánh giá. Tức loại 4 là không thể hiện chính kiến, là tôi không biết xếp anh vào loại nào. Về sau để 3 loại. Tôi cho là phù hợp, thứ nhất là do chúng ta chưa quen với việc lấy phiếu, thứ hai là việc lấy phiếu để đánh giá mức độ tín nhiệm và trong đó muốn có sự cảnh báo, chứ không phải làm để chỉ ra được ngay những người yếu kém mà xử lý luôn.
Chúng ta có đánh giá công chức hằng năm đối với cán bộ từ cấp vụ trưởng trở xuống cũng có 3 mức đánh giá trên thang điểm lên tới 100 và việc đánh giá cần quá trình và mục tiêu là để người ta có hướng khắc phục. Điều này là tốt khi so với trước kia cán bộ không ai đánh giá, kiểm soát cả.
Tôi nghĩ không cần thay đổi loại phiếu bởi vì ngay lần sau thôi, các vị ĐBQH sẽ thận trọng cân nhắc rằng lần trước là tôi đã bỏ phiếu tín nhiệm cho anh chẳng hạn, nếu sau 1 năm, anh tốt lên, tôi sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cao, và ngược lại. Như thế, không chắc ai cũng sẽ đều là tín nhiệm. Các vị ĐBQH sẽ đánh giá và thể hiện sự đánh giá đó qua các lá phiếu.
Còn đã đưa ra bỏ phiếu, có nghĩa sẽ có hậu quả pháp lý. Hậu quả đó là ở lại hay ra đi, lúc đó theo tôi mới cần chỉ 2 loại phiếu là tín nhiệm và không tín nhiệm.
- Thưa ông, phải chăng thiếu sót duy nhất của việc lấy phiếu tín nhiệm là các lá phiếu vẫn không thể tránh khỏi tình trạng cảm tính và làm thế nào để việc đánh giá chính xác hơn, thực chất hơn?
- Cái này khó, không thể nói 100% là không cảm tính. Tôi nghĩ vẫn phải đề cao trách nhiệm của ĐBQH thôi. Như Chủ tịch QH cũng đã nói, đây là một cuộc “bỏ phiếu kép”, ĐBQH phải đặt mình vào vị trí có hàng trăm ngàn cử tri đang hy vọng vào mình, đang giao trọng trách cho mình, đang theo dõi, giám sát mình và họ phải tự trả lời đã thực hiện trọng trách đó như thế nào.
Tôi lưu ý, dù đây là việc chưa có tiền lệ, dù đây là lần đầu tổ chức lấy phiếu, nhưng trong việc đánh giá một số chức danh có nhiều trường hợp vẫn còn phiếu tín nhiệm thấp khá cao. Cách nhìn nhận rõ ràng là rất khách quan. Có những người, về mặt tình cảm đáng để tôn kính, để kính trọng, nhưng các ĐBQH vẫn đánh giá để họ thấy được cách làm việc, để họ khắc phục, phấn đấu tốt hơn, làm cho bộ máy nhà nước mạnh hơn, đất nước tốt hơn, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
- Trân trọng cảm ơn ông!
- Việc lần đầu tiên QH tổ chức lấy phiếu tín nhiệm có ý nghĩa thế nào trong tiến trình mở rộng dân chủ hóa nghị trường, thưa ông?
- Trong Hiến pháp cũng như Luật Tổ chức QH đều có quy định rất rõ thẩm quyền của QH về việc bỏ phiếu tín nhiệm từ khoảng 20 năm nay. Nhưng vì nhiều lý do, thẩm quyền này chưa thực hiện được. Chẳng hạn trong luật quy định, muốn bỏ phiếu thì phải có 20% số đại biểu đề nghị; nhưng đề nghị bằng cách nào? Ai sẽ là người đứng ra tập hợp?
Vì nhiều vướng mắc, nên việc bỏ phiếu tín nhiệm chưa được thực hiện. Còn lần này, lần đầu tiên QH tổ chức lấy phiếu. Kết quả đạt được là rất tốt, phản ánh tính chất dân chủ nghị trường thực sự, dù đây là lần đầu tiên và chưa từng có tiền lệ. Các vị ĐBQH trên cơ sở các thông tin mà QH cung cấp cũng như các thông tin của mình để đưa ra các quyết định độc lập. Tôi thấy tỉ lệ phiếu tín nhiệm cao, thấp phản ánh tình hình thực tế. Và qua đó, các vị ĐBQH đã thể hiện được trách nhiệm trước cử tri chứ không chỉ đánh giá trên cơ sở chủ quan của mình. Việc đánh giá, theo tôi cũng là nghiêm túc, khách quan và công bằng.
- Trả lời báo chí sau khi kết quả lấy phiếu được công bố, Bộ trưởng Tư pháp Hà Hùng Cường có nói một ý là, chỉ cần lấy phiếu Chính phủ, các thành viên CP; chứ QH lấy phiếu QH cũng không nhất thiết lắm do nguyên tắc tập thể trong nghị trường?
- Nếu đúng như các nước vẫn làm thì việc bỏ phiếu tín nhiệm chủ yếu là đối với chính phủ và các thành viên chính phủ thôi. Người ta không bỏ phiếu với cơ quan lập pháp. Tuy nhiên, điều kiện ở VN mình do việc xác định mục tiêu việc lấy phiếu để phục vụ công tác cán bộ.
Việc đánh giá bao gồm các đối tượng của bộ máy nhà nước bao gồm cả lập pháp, hành pháp, tư pháp để phục vụ công tác cán bộ của Đảng. Không nên so sánh giữa người đứng đầu lập pháp với người đứng đầu hành pháp. Sự so sánh chỉ là tương đối mà thôi. Theo tôi, nếu so sánh, phải so sánh giữa các bộ trưởng với nhau, hay giữa các chủ nhiệm ủy ban của QH với nhau.
- Ông vừa nói chuyện so sánh, có một chi tiết do cử tri phát hiện là các chức danh Bộ Ngoại giao, Bộ Quốc phòng có số phiếu tín nhiệm cao. Thưa ông, điều này thể hiện uy tín cá nhân của các vị bộ trưởng đó hay vì bản thân các ĐBQH thiếu thông tin về các lĩnh vực này để có thể đánh giá?
- Đúng, đúng! Trong cùng một khối hành pháp, có những lĩnh vực mà người dân biết nhiều và nhiều lĩnh vực không biết nhiều. Ví dụ, Bộ Khoa học-Công nghệ, đó là lĩnh vực người dân không biết nhiều. Thông thường, những gì bức xúc nổi cộm, liên quan đến đời sống hằng ngày cũng tác động lên ĐBQH trong việc đánh giá.
Còn đúng là những lĩnh vực như quốc phòng an ninh hay ngoại giao thì cái lớn là an ninh quốc gia, chủ quyền quốc gia được đảm bảo, được ổn định thì người dân cũng thấy thỏa đáng và người đứng đầu lĩnh vực đó được đánh giá cao, được tín nhiệm cao. Quan hệ đối ngoại của chúng ta rõ ràng ngày càng tốt hơn.
Trong mở cửa, hội nhập của VN trong việc hợp tác các lĩnh vực, trong quan hệ song phương, đa phương đang rất tốt. Điều đó có vai trò của cả bộ máy, nhưng rõ ràng vai trò của ngoại giao là quan trọng. Ngoại giao trước đây chỉ là chính trị, thì bây giờ đã bao gồm cả kinh tế, văn hóa. Sự đánh giá đó theo tôi là khách quan, chứ không phải do thiếu thông tin.
Các bộ đều có báo cáo hằng năm, rồi những thông tin trên báo chí. Việc đánh giá này không chỉ là trên khía cạnh năng lực, kết quả công tác; còn có đánh giá dựa trên phẩm chất đạo đức, lối sống người cán bộ, dù anh ở cương vị nào mà người dân biết rất rõ.
- Nhiều vị ĐBQH cho rằng, kết quả lấy phiếu sẽ khác đi rất nhiều nếu chỉ có 2 loại phiếu là tín nhiệm và không tín nhiệm, thay vì 3 mức độ tín nhiệm? Thưa ông, liệu có nên bỏ bớt đi một loại phiếu không?
- Cái này cũng sẽ nghiên cứu. Ban đầu, QH còn đề ra 4 loại: Tín nhiệm cao, tín nhiệm, tín nhiệm thấp và không có đánh giá. Tức loại 4 là không thể hiện chính kiến, là tôi không biết xếp anh vào loại nào. Về sau để 3 loại. Tôi cho là phù hợp, thứ nhất là do chúng ta chưa quen với việc lấy phiếu, thứ hai là việc lấy phiếu để đánh giá mức độ tín nhiệm và trong đó muốn có sự cảnh báo, chứ không phải làm để chỉ ra được ngay những người yếu kém mà xử lý luôn.
Chúng ta có đánh giá công chức hằng năm đối với cán bộ từ cấp vụ trưởng trở xuống cũng có 3 mức đánh giá trên thang điểm lên tới 100 và việc đánh giá cần quá trình và mục tiêu là để người ta có hướng khắc phục. Điều này là tốt khi so với trước kia cán bộ không ai đánh giá, kiểm soát cả.
Tôi nghĩ không cần thay đổi loại phiếu bởi vì ngay lần sau thôi, các vị ĐBQH sẽ thận trọng cân nhắc rằng lần trước là tôi đã bỏ phiếu tín nhiệm cho anh chẳng hạn, nếu sau 1 năm, anh tốt lên, tôi sẽ bỏ phiếu tín nhiệm cao, và ngược lại. Như thế, không chắc ai cũng sẽ đều là tín nhiệm. Các vị ĐBQH sẽ đánh giá và thể hiện sự đánh giá đó qua các lá phiếu.
Còn đã đưa ra bỏ phiếu, có nghĩa sẽ có hậu quả pháp lý. Hậu quả đó là ở lại hay ra đi, lúc đó theo tôi mới cần chỉ 2 loại phiếu là tín nhiệm và không tín nhiệm.
- Thưa ông, phải chăng thiếu sót duy nhất của việc lấy phiếu tín nhiệm là các lá phiếu vẫn không thể tránh khỏi tình trạng cảm tính và làm thế nào để việc đánh giá chính xác hơn, thực chất hơn?
- Cái này khó, không thể nói 100% là không cảm tính. Tôi nghĩ vẫn phải đề cao trách nhiệm của ĐBQH thôi. Như Chủ tịch QH cũng đã nói, đây là một cuộc “bỏ phiếu kép”, ĐBQH phải đặt mình vào vị trí có hàng trăm ngàn cử tri đang hy vọng vào mình, đang giao trọng trách cho mình, đang theo dõi, giám sát mình và họ phải tự trả lời đã thực hiện trọng trách đó như thế nào.
Tôi lưu ý, dù đây là việc chưa có tiền lệ, dù đây là lần đầu tổ chức lấy phiếu, nhưng trong việc đánh giá một số chức danh có nhiều trường hợp vẫn còn phiếu tín nhiệm thấp khá cao. Cách nhìn nhận rõ ràng là rất khách quan. Có những người, về mặt tình cảm đáng để tôn kính, để kính trọng, nhưng các ĐBQH vẫn đánh giá để họ thấy được cách làm việc, để họ khắc phục, phấn đấu tốt hơn, làm cho bộ máy nhà nước mạnh hơn, đất nước tốt hơn, mang lại hạnh phúc cho nhân dân.
- Trân trọng cảm ơn ông!
Theo Đào Tấn
Lao động
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,387.30 | 4,952.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,476.50 | 4,056.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,299.20 | 12,999.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,699.10 | 1,349.10 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 73
- Truy cập hôm nay: 130
- Lượt truy cập: 7767512