Theo các chuyên gia kinh tế, sau hơn 5 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), việc giảm thuế suất, mở cửa thị trường trong lúc nền kinh tế còn nhiều yếu tố bất cập và các doanh nghiệp (DN) chưa đủ điều kiện hội nhập quốc tế đã dẫn tới tình trạng bị mất thị phần, nhất là lĩnh vực bán lẻ.
Tham gia Hiệp định Đối tác kinh tế xuyên Thái Bình Dương (TPP) cũng tương tự, thậm chí còn nhiều thách thức hơn, khi sân chơi này được đánh giá là bình đẳng hơn và không còn những chính sách ưu tiên cho các quốc gia đang phát triển.
Kỳ vọng nhưng thận trọng
Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Trương Đình Hòe cho rằng TPP cũng giống như các hiệp định thương mại trước - điểm được quan tâm nhất là việc cắt, giảm các loại thuế xuất nhập khẩu. Điều này sẽ mang lại lợi thế cạnh tranh lớn cho các DN xuất khẩu.
"Mong muốn của hiệp hội là làm sao TPP sớm được ký kết bởi điều đó sẽ tạo môi trường tốt, là yếu tố để tăng cường hợp tác các bên, mở rộng thị trường, nhất là thị trường tiềm năng của Việt Nam" - ông Hòe nhìn nhận.
Ông Hòe tỏ ra lạc quan về khả năng cạnh tranh của thủy sản Việt Nam tại thị trường nội địa. Theo ông, thị trường nội địa chủ yếu có nhu cầu với thủy sản tươi sống. Trong khi đó, các DN nước ngoài chỉ xuất khẩu vào Việt Nam dòng sản phẩm đã qua chế biến.
Với ngành điều, Chủ tịch Hiệp hội Điều Việt Nam Nguyễn Đức Thanh cho biết 95%-97% sản phẩm từ ngành này phục vụ xuất khẩu. Trong khi đó, với đối thủ cạnh tranh nặng ký là Brazil, khoảng cách địa lý xa và không nằm trong nhóm đàm phán TPP. Một khu vực khác cũng có khả năng cạnh tranh sản phẩm hạt điều với Việt Nam là châu Phi thì công nghệ chế biến còn đi sau Việt Nam nên ta có lợi thế hơn hẳn...
Tuy nhiên, ông Diệp Thành Kiệt, Phó Chủ tịch Hiệp hội Da giày Việt Nam, cho rằng để được hưởng thuế suất ưu đãi thì vấn đề đáp ứng được yêu cầu xuất xứ là không hề dễ dàng. Thông thường, các quốc gia nhập khẩu chấp nhận nước sở tại sử dụng 60% nguyên liệu hoặc giá trị chủ yếu từ các nước thành viên nhưng vùng nguyên liệu chính của Việt Nam hiện nay lại không nằm trong nhóm TPP. Tương tự, ngành xuất khẩu chủ lực là dệt may cũng có tới 75% nguyên vật liệu phải nhập từ Trung Quốc, trong khi hiện vẫn chưa có tín hiệu nào cho thấy Bắc Kinh sẽ tham gia TPP. Do công nghiệp phụ trợ của Việt Nam chưa phát triển nên rất nhiều ngành sản xuất khác cũng trong tình trạng tương tự.
Nhiều chuyên gia còn lưu ý đa số DN Việt Nam có quy mô nhỏ và vừa, chủ yếu làm ăn theo phương thức gia công. Nếu TPP có hiệu lực thì chỉ có lợi trong việc tạo điều kiện việc làm ổn định cho người lao động. Những lợi thế khác sẽ không đáng kể nếu DN không chuyển từ gia công sang sản xuất bài bản, chuyên nghiệp để nâng giá trị gia tăng và tính cạnh tranh của sản phẩm.
Cần lộ trình phù hợp
Để giải bài toán rào cản kỹ thuật, ông Diệp Thành Kiệt cho rằng nhà nước cần giúp đỡ DN bằng việc tạo môi trường khuyến khích nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư về nguyên vật liệu, gắn việc phát triển sản phẩm với phát triển khách hàng ngay tại Việt Nam. "Quan trọng là các nhà đầu tư đến từ nhóm TPP phải tạo sức hút lớn hơn sức hút bấy lâu nay từ Trung Quốc thì mới mong thay đổi cục diện" - ông Kiệt nhận xét.
Đề cập việc phải mở rộng cửa cho DN ngoại khi gia nhập TPP, nhiều người cho rằng DN trong nước phải cạnh tranh ngay trên sân nhà với DN nước ngoài trong việc giành lao động, cạnh tranh thị phần, gây bất lợi cho thị trường. Ông Nguyễn Đức Thanh lưu ý cần có bước đi phù hợp, lộ trình gia nhập phải được cân nhắc kỹ để không gây bất lợi cho sản xuất.
"Khi hàng hóa nước ngoài ồ ạt vào mà DN nội địa chưa đủ khả năng phòng vệ thì sẽ mất thị trường trong nước. Vì vậy, chỉ nên tham gia TPP khi đã chuẩn bị đủ điều kiện" - ông Thanh nhấn mạnh.
Giới chuyên gia cho rằng Việt Nam sẽ mất nhiều hơn được nếu không có bước chuẩn bị kỹ càng và không rút kinh nghiệm từ quá trình gia nhập WTO vì TPP được dự đoán sẽ là cuộc chơi sòng phẳng, nhiều thách thức hơn. Cộng đồng DN phải nâng cao khả năng cạnh tranh đồng thời Chính phủ cần có những biện pháp nhằm bảo vệ những nhóm dễ bị tổn thương trong quá trình hội nhập, nhất là khu vực nông nghiệp, nông thôn.
Chú ý đàm phán về xuất xứ hàng hóa Hiện phía Mỹ đưa ra nhiều ràng buộc chi tiết và phức tạp. Yêu cầu về tỉ lệ nội địa hóa (gồm nội địa trong nước và trong khối TPP) chỉ là một trong những ràng buộc đó. Nếu không chuyển đổi được vùng nguyên liệu để đáp ứng yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ thì DN Việt Nam hoàn toàn không được hưởng lợi gì từ TPP. Do vậy, ngoài việc tự điều chỉnh lại mình, các DN đều bày tỏ mong muốn Chính phủ lưu tâm đàm phán những điều khoản linh hoạt, tạo điều kiện giúp DN dễ dàng chứng minh nguồn gốc hàng hóa đáp ứng quy định. |
Người lao động
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/nong-hoi-bai-hoc-wto-2013071307581885018ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,387.30 | 4,952.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,476.50 | 4,056.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,299.20 | 12,999.20 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,699.10 | 1,349.10 |
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 65
- Truy cập hôm nay: 605
- Lượt truy cập: 7766820