Kinh tế thế giới có còn "toàn cầu hóa"?
2009-12-01 15:01:26
Tất cả những điều này cho thấy, trên con đường hội nhập toàn cầu hóa sau khi thị trường tín dụng phát triển được mấy chục năm, kinh tế thế giới bắt đầu biến đổi thất thường, đồng thời còn có xu hướng bản địa hóa.
Năm 2009 sắp kết thúc, nhìn lại quá khứ, một trong những biến đổi do cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây nhất mang lại chính là: Bất luận là nhóm G7 do những nước giàu làm chủ, hay nhóm G20 bao gồm cả các nước mới nổi, các nơi trên toàn cầu đều đã mở rộng mức độ giám sát kinh tế.
Rất nhiều chuyên gia cho rằng, những thay đổi chính thức được xác định trong hội nghị thượng đỉnh G20 tại Pittsburgh (Mỹ) hồi tháng 9/2009 vừa qua có thể sẽ ảnh hưởng sâu đậm tới những quyết sách kinh tế và hoạt động tài chính toàn cầu trong tương lai.
Điều tối thiểu nhất, những nguyên tắc tiêu chuẩn toàn cầu liên quan đến hoạt động vốn xuyên quốc gia, thị trường, cơ chế thả nổi tỷ giá ngoại tệ, giám sát tài chính, hầu như không còn giống như trước kia.
“Nhận thức chung Washington” xưa cũ dường như đã bị cuộc khủng hoảng tín dụng cuốn trôi, các nước có nền kinh tế mới nổi lại đang tìm kiếm con đường riêng cho mình.
Trung Quốc tiếp tục làm giảm những áp lực yêu cầu thả nổi đồng NDT từ các nước phương Tây, tháng trước Brazil bắt đầu trưng thu thuế đối với vốn nước ngoài. Các nước thành viên G20 khác như Nga, Indonesia, Hàn Quốc cũng bắt đầu tích cực lên kế hoạch, sẵn sàng chống chọi lại các khoản tiền nóng đầu cơ từ các khu vực có lãi suất thấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.., bởi vì những khoản vốn này có thể sẽ dẫn đến một bong bóng tài sản mới, gây ra lạm phát và bóp méo nền kinh tế, phá hoại sự ổn định hệ thống các nền kinh tế mới nổi.
Bất luận những biện pháp này có “tính chính đáng” thế nào, trong vấn đề các nền kinh tế thế giới nên làm thế nào để quản lý việc vận hành chắc chắn mỗi người đều có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau.
Tập trung hơn vào "bản địa hóa" chứ không phải là "toàn cầu hóa"
Theo ông Avinash Persaud - chuyên gia kinh tế của Công ty Intelligence Capital và Ủy ban Warwick, hiện tại xu hướng “bản địa hóa” đã thay thế xu hướng “toàn cầu hóa”.
Ông cho biết: “Thế giới không còn phẳng, phải chăng mọi người đã xây dựng cho mình một vòng tròn? Chính sách quốc gia đã giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế”. Chẳng hạn như, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, rất nhiều nền kinh tế mới nổi từ chối phụ thuộc vào vốn quốc tế, chuyển sang việc tự xây dựng một thặng dự thương mại và hệ thống dự trữ ngoại tệ cho riêng mình.
Thương mại hay Tài chính?
Một câu hỏi gây nhức nhối cho nhiều học giả kinh tế đó là, sự thoái trào của làn sóng toàn cầu hóa tài chính liệu có bị thu hẹp mạnh mẽ theo quy mô thương mại thế giới hay không.
Ông Jim ONeil, kinh tế gia trưởng của Goldman Sachs cho biết, ông vẫn có thái độ lạc quan thận trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2010 có thể là một năm “rất khó dự đoán trước” và khó kiểm soát.
“Trọng tâm vấn đề đang thay đổi. Khi vừa mới từ Trung Quốc trở về, tôi bắt đầu suy nghĩ, sau 10 năm – 15 năm nữa, chế độ thả nổi tỷ giá ngoại tệ liệu còn tồn tại. Đối với nhiều nước đang phát triển, cơ chế thả nổi ngoại tệ này dường như không có tác dụng như người phương Tây đã nghĩ”, ông Jim ONeil cho biết thêm.
Hơn nữa, sau thị trường tài chính đã trải qua 2 năm biến động, về cấu trúc đã bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu biến động hơn. Chẳng hạn như, mặc dù thị trường cổ phiếu năm nay có nhiều biểu hiện tăng mạnh, nhưng chỉ số Vix (dùng để đo tỷ lệ biến động của thị trường chứng khoán) hiện tại gần như tăng gấp đôi mức bình quân của 4 năm về trước.
Năm 2009 sắp kết thúc, nhìn lại quá khứ, một trong những biến đổi do cuộc khủng hoảng tín dụng gần đây nhất mang lại chính là: Bất luận là nhóm G7 do những nước giàu làm chủ, hay nhóm G20 bao gồm cả các nước mới nổi, các nơi trên toàn cầu đều đã mở rộng mức độ giám sát kinh tế.
Điều tối thiểu nhất, những nguyên tắc tiêu chuẩn toàn cầu liên quan đến hoạt động vốn xuyên quốc gia, thị trường, cơ chế thả nổi tỷ giá ngoại tệ, giám sát tài chính, hầu như không còn giống như trước kia.
“Nhận thức chung Washington” xưa cũ dường như đã bị cuộc khủng hoảng tín dụng cuốn trôi, các nước có nền kinh tế mới nổi lại đang tìm kiếm con đường riêng cho mình.
Trung Quốc tiếp tục làm giảm những áp lực yêu cầu thả nổi đồng NDT từ các nước phương Tây, tháng trước Brazil bắt đầu trưng thu thuế đối với vốn nước ngoài. Các nước thành viên G20 khác như Nga, Indonesia, Hàn Quốc cũng bắt đầu tích cực lên kế hoạch, sẵn sàng chống chọi lại các khoản tiền nóng đầu cơ từ các khu vực có lãi suất thấp như Mỹ, châu Âu, Nhật Bản.., bởi vì những khoản vốn này có thể sẽ dẫn đến một bong bóng tài sản mới, gây ra lạm phát và bóp méo nền kinh tế, phá hoại sự ổn định hệ thống các nền kinh tế mới nổi.
Bất luận những biện pháp này có “tính chính đáng” thế nào, trong vấn đề các nền kinh tế thế giới nên làm thế nào để quản lý việc vận hành chắc chắn mỗi người đều có cách nhìn nhận đánh giá khác nhau.
Tập trung hơn vào "bản địa hóa" chứ không phải là "toàn cầu hóa"
Theo ông Avinash Persaud - chuyên gia kinh tế của Công ty Intelligence Capital và Ủy ban Warwick, hiện tại xu hướng “bản địa hóa” đã thay thế xu hướng “toàn cầu hóa”.
Ông cho biết: “Thế giới không còn phẳng, phải chăng mọi người đã xây dựng cho mình một vòng tròn? Chính sách quốc gia đã giảm thiểu sự phụ thuộc vào thị trường quốc tế”. Chẳng hạn như, sau cuộc khủng hoảng tài chính châu Á cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, rất nhiều nền kinh tế mới nổi từ chối phụ thuộc vào vốn quốc tế, chuyển sang việc tự xây dựng một thặng dự thương mại và hệ thống dự trữ ngoại tệ cho riêng mình.
Thương mại hay Tài chính?
Một câu hỏi gây nhức nhối cho nhiều học giả kinh tế đó là, sự thoái trào của làn sóng toàn cầu hóa tài chính liệu có bị thu hẹp mạnh mẽ theo quy mô thương mại thế giới hay không.
Ông Jim ONeil, kinh tế gia trưởng của Goldman Sachs cho biết, ông vẫn có thái độ lạc quan thận trọng đối với tăng trưởng kinh tế toàn cầu, nhưng năm 2010 có thể là một năm “rất khó dự đoán trước” và khó kiểm soát.
“Trọng tâm vấn đề đang thay đổi. Khi vừa mới từ Trung Quốc trở về, tôi bắt đầu suy nghĩ, sau 10 năm – 15 năm nữa, chế độ thả nổi tỷ giá ngoại tệ liệu còn tồn tại. Đối với nhiều nước đang phát triển, cơ chế thả nổi ngoại tệ này dường như không có tác dụng như người phương Tây đã nghĩ”, ông Jim ONeil cho biết thêm.
Hơn nữa, sau thị trường tài chính đã trải qua 2 năm biến động, về cấu trúc đã bắt đầu xuất hiện nhiều dấu hiệu biến động hơn. Chẳng hạn như, mặc dù thị trường cổ phiếu năm nay có nhiều biểu hiện tăng mạnh, nhưng chỉ số Vix (dùng để đo tỷ lệ biến động của thị trường chứng khoán) hiện tại gần như tăng gấp đôi mức bình quân của 4 năm về trước.
Nguồn: vitinfo.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,389.30 | 4,954.30 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,478.10 | 4,058.10 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,304.30 | 13,004.30 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,717.40 | 1,367.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 46
- Truy cập hôm nay: 493
- Lượt truy cập: 7763425