Bloomberg: Thiếu điện đe dọa đến tăng trưởng của Việt Nam
2013-12-07 09:13:24
Hãng tin tài chính Bloomberg vừa có bài báo với tựa đề “Vietnam Faces Growing Threat of Power Blackouts: Southeast Asia” (tạm dịch: Thiếu điện đe dọa đến tăng trưởng của Việt Nam). Theo đó, thành công của Việt Nam trong việc thu hút dòng vốn đầu tư, tạo ra tăng trưởng và việc làm đang bị đe dọa bởi tình trạng thiếu hụt một nhân tố quan trọng giúp các nền kinh tế hiện đại vận hành: điện.
Tình trạng thiếu điện trở nên tồi tệ hơn vào tuần trước, khi Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam (PetroVietnam) cho biết các cuộc đàm phán với tập đoàn Chevron Corp. nhằm phát triển một mỏ khí đốt đã rơi vào thất bại do bất đồng về giá cả. Bloomberg trích dẫn báo cáo mới được hãng tư vấn IHS Energy công bố tháng trước cho rằng đến năm 2015 nhu cầu khí đốt ở Việt Nam có thể vượt nguồn cung.
“Vấn đề chính là Việt Nam có một hệ thống ra quyết định khá cồng kềnh, khiến quá trình thông qua và vận hành các dự án mới bị chậm lại”, Graham Tyler – chuyên gia đến từ hãng tư vấn Wood Mackenzie nhận định.
Trong khi chính phủ đang nâng giá điện để tăng sức hấp dẫn cho các dự án điện, Bloomberg cho rằng những nỗ lực này không đủ để ngăn chặn tình trạng thiếu điện ở miền Nam – nơi có thành phố lớn nhất cả nước và tập trung hơn một nửa các công ty niêm yết hoạt động trong mọi lĩnh vực (từ dầu khí cho đến dệt may).
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và đầu tư Bùi Quang Vinh cho rằng một phần vấn đề là giá điện bán lẻ không đủ hấp dẫn để lôi kéo các nhà đầu tư vào ngành điện. Việt Nam đang tìm kiếm vốn đầu tư nước ngoài nhằm phục hồi nền kinh tế 153 tỷ USD. “Khi giá điện bán lẻ thấp như vậy, nhà đầu tư sẽ chỉ chú ý đến những ngành tiêu thụ nhiều điện như xi măng và thép. Bởi vậy, chúng ta đang ở trong tình trạng không thể thu hút các nhà sản xuất điện trong khi lượng tiêu thụ điện ngày càng lớn, và điều này càng làm tồi tệ thêm tình trạng thiếu điện”, ông Vinh nói.
Thất bại trong đàm phán với Chevron xảy ra vào thời điểm hơn 1 thập kỷ sau khi các kế hoạch phát triển mỏ này được công bố. Đây cũng là biểu tượng cho những khó khăn mà Việt Nam gặp phải trong việc khai thác các mỏ khí đốt. Trong một bài báo được đăng tải cách đây không lâu, Bloomberg nhận định Việt Nam là quốc gia có trữ lượng khí đốt lớn thứ tư ở khu vực Đông Á, sau Trung Quốc, Indonesia và Malaysia.
Theo Duncan van Bergen – chuyên gia đến từ Royal Dutch Shell có trụ sở ở Singapore, để có thể phát triển khí đốt cần thỏa mãn được lợi ích của nhiều bên. Đó là lý do tại sao một số dự án phải mất nhiều thời gian, trong đó có những chuỗi giá trị phức tạp với rất nhiều bên tham gia.
Ở Việt Nam, các bên sẽ bao gồm công ty nước ngoài tham gia khai thác mỏ, PetroVietnam, EVN và chính phủ. Ông Phùng Đình Thực – Chủ tịch của PetroVietnam – cho biết đó là mức giá cao nhất mà PetroVietnam có thể cung cấp cho Chevron. Ông bổ sung thêm rằng Chevron muốn tăng giá, nhưng do những giới hạn theo pháp luật Việt Nam, điều này là không thể và đó cũng là lý do khiến đàm phán thất bại”.
Thất bại trên cũng ảnh hưởng lớn đến kế hoạch nâng tỷ trọng khí đốt trong tổng tiêu thụ năng lượng của Việt Nam. Năm 2005, WB nhận định khí đốt chiếm khoảng 38% và chính phủ có kế hoạch đến năm 2015 sẽ nâng tỷ trọng lên 40%. Trong khi đó, WB nhận định con số có thể giảm xuống chỉ còn 15% vào năm 2020.
Trong khi Việt Nam có lưới điện cao thế Bắc Nam khá hiện đại, hệ thống này cũng cần khoản đầu tư khổng lồ. Theo ước tính, trong 2 thập kỷ tới, Việt Nam cần khoảng 5 tỷ USD mỗi năm để mở rộng sản xuất, truyền tải và phân phối điện năng nhằm đáp ứng nhu cầu tăng tới 10% mỗi năm.
Ở châu Á, Ấn Độ và Hàn Quốc là hai quốc gia khác cũng thực hiện kiểm soát giá điện. Thực tế cho thấy chính sách này khiến điện bị thất thoát và thiếu nguồn vốn đầu tư vào dự án mới, gây nên tình trạng thiếu điện. Năm ngoái, Ấn Độ đã trải qua đợt mất điện lớn nhất thế giới, Hàn Quốc cũng đang phải áp đặt các luật lệ buộc người dân phải tiết kiệm điện.
Chí ít thì trong trường hợp của Việt Nam, một phần câu trả lời ở rất gần và có thể thực hiện được. Trữ lượng khí đốt của Việt Nam được ước tính ở mức gấp đôi Thái Lan trong khi hoạt động sản xuất thấp hơn 1/4.
Và, mặc dù đàm phán với Chevron đã thất bại, các hoạt động thăm dò vẫn được tiếp tục triển khai. Những công ty khác như Exxon Mobil hay BP, Eni SpA (công ty dầu mỏ lớn nhất Italy) vẫn đang thăm dò các mỏ mới đầy tiềm năng.
Tuy nhiên, dựa theo những kinh nghiệm trong vụ đàm phán với Chevron, câu hỏi lớn nhất vẫn là Việt Nam có thể đạt được thỏa thuận với Exxon Mobil hoặc Eni nếu như họ khẳng định kết quả thăm dò mang tính thương mại cao hay không.
Đây là một vấn đề lớn đối với lĩnh vực sản xuất công nghiệp quy mô lớn ở miền Nam. Rõ ràng, trừ khi công suất phát điện được tăng lên, thiếu điện sẽ gây những ảnh hưởng bất lợi lớn tới tăng trưởng kinh tế.
Thu Hương
Theo Trí Thức Trẻ/Bloomberg
http://cafef.vn/kinh-te-vi-mo-dau-tu/bloomberg-thieu-dien-de-doa-den-tang-truong-cua-viet-nam-201312061558026170ca33.chn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,350.00 | 4,930.00 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,445.50 | 4,045.50 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,209.50 | 12,909.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,703.30 | 1,353.30 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 483
- Truy cập hôm nay: 5369
- Lượt truy cập: 7755271