Một vài người tranh cãi rằng việc tăng nguồn cung tiền của Cục Dự trữ Liên bang cùng với hàng nghìn tỉ đôla Mỹ từ gói trợ giúp thanh khoản của chính phủ Mỹ đưa ra trong năm vừa qua đã gieo mầm cho sự lạm phát khổng lồ, trong khi đó, một số khác lại cho rằng nền kinh tế Mỹ vẫn suy yếu đến mức mà tình trạng giảm phát, giá cả sụt giảm, đang là mối đe dọa nghiêm trọng hơn.
Giáo sư trường Kinh doanh Harvard, ông Robert Kaplan, cha đẻ của mô hình "Bảng điểm cân bằng", nói rằng: "Lý do tại sao các chuyên gia kinh tế lại có sự bất đồng như vậy và tại sao lại có quá nhiều tranh cãi chính là hai thế lực cạnh tranh là lạm phát và giảm phát đang thuộc quy mô lịch sử và hiện đang đụng độ nhau ngay lúc này.".
Ông nói: "Một mặt, chúng ta có chương trình chi tiêu chính phủ lớn nhất toàn cầu trong lịch sử hành tinh. Ngoài điều đó, chỉ có thể là lạm phát quy mô lớn."
Nhờ các chính sách tài chính và nước ngoài, Mỹ đang có khoản nợ khổng lồ lớn nhất trên thế giới lên đến 11.600 tỉ USD, chiếm đến 73,6% tổng GDP của quốc gia này trong năm 2009, tăng từ mức 51% năm 1998.
Đồng USD hiện đang là đồng tiền tệ bảo đảm nợ, và việc chính phủ Mỹ gia tăng nợ sẽ làm tăng nguồn cung tiền, điều này gây ra áp lực lạm phát đối với nền kinh tế và có xu hướng đẩy giá cả cao hơn mặt bằng chung. Mặt khác, nguy cơ giảm phát vẫn trực sẵn cùng với tình trạng sụt giảm nghiêm trọng các giá trị tài sản.
Hậu quả của cuộc khủng hoảng tài chính là cả Phố Wall và Phố Chính (cách gọi của người Mỹ dành cho khu vực bán lẻ chỉ những nhà đầu tư kinh doanh vừa và nhỏ) đều chuyển từ trạng thái lạc quan chấp nhận rủi ro sang bi quan và lo sợ.
Thêm vào đó, sự giảm bớt nợ của các ngân hàng đã khuyến khích cho vay nhiều hơn, gây ra tình trạng người tiêu dùng trung bình có ít nhu cầu hàng hóa hơn. Cùng với tỉ lệ thất nghiệp 10,2% và sự tận dụng năng suất thấp, tình trạng này đã tạo ra áp lực đẩy giá chung xuống thấp hơn.
Tuy vậy, ông Kaplan tin rằng trong một chốc lát, tình trạng giảm phát có thể vẫn giành phần thắng. Ông cho rằng, nguyên nhân đằng sau việc ngân hàng trung ương đánh giá là "chưa có dấu hiệu lạm phát" chính là việc tình trạng giảm phát vẫn còn lớn.
Ông tin rằng ngân hàng trung ương không hề muốn tình trạng giảm phát vượt qua lạm phát bởi "họ không biết làm thế nào giải quyết giảm phát".
Vanginfo.vn
|