EU đạt thỏa thuận về khung giám sát tài chính
2009-12-04 08:12:24
Một trong những nội dung quan trọng mà Bộ trưởng Kinh tế- Tài chính các nước EU đề cập trong cuộc họp lần này là giải pháp lâu dài trong việc giám sát và ổn định thị trường tài chính trong khối, tránh tác động của khủng hoảng kinh tế-tài chính. Sau các cuộc thảo luận, Bộ trưởng Kinh tế- Tài chính các nước EU đã nhất trí lập ra các cơ quan giám sát dịch vụ tài chính nhằm ngăn ngừa được các cuộc khủng hoảng tài chính sẽ có thể xảy ra trong tương lai.
Theo sự nhất trí của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính EU, trong thời gian tới, tại EU, có 3 cơ quan chuyên giám sát và theo dõi hoạt động của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và thị trường chứng khoán tại các nước thành viên của khối (đó là Ủy ban Kinh tế-Tài chính, Ủy ban Chính sách kinh tế và Ủy ban Các dịch vụ tài chính). Bên cạnh đó, còn có một cơ quan chuyên giám sát và theo dõi các rủi ro lớn có thể sẽ xảy ra.
Thỏa thuận khung mà các Bộ trưởng đã đạt được sẽ được đệ trình lên Quốc hội châu Âu, do chính Quốc hội châu Âu đề xuất ý kiến sửa đổi. Song, một số thành viên trong Ủy ban kinh tế châu Âu gần đây cho biết, họ đang lo lắng khuôn khổ mới quá mềm yếu.
London (Anh) - "thủ đô tài chính châu Âu" lo ngại rằng việc giám sát thành phố đầy quyền lực London sẽ khiến những người đóng thuế Anh phải chịu nhiều chi phí. Chính phủ Anh lo lắng sự kiểm soát trung tâm tài chính London sẽ bị Ủy ban châu Âu EC giành mất. Họ yêu cầu phải bảo đảm những người nộp thuế không phải chịu ảnh hưởng bởi những quyết định thanh tra từ các cơ quan.
Một quan chức ngoại giao EU cho rằng, sau khi tiến hành thương lượng trong 5 giờ đồng hồ về những điều khoản cụ thể trong thỏa thuận, Anh Quốc mới cảm thấy rất hài lòng về việc các tổ chức giám sát tài chính sẽ không có quyền lực quá lớn.
Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling sau khi đạt được thỏa thuận bày tỏ rằng, tôi tin rằng, sự lớn mạnh của các dịch vụ tài chính Anh không chỉ phù hợp với lợi ích của nước Anh, mà còn phù hợp với lợi ích của châu Âu.
Ba cơ quan chuyên giám sát khối ngân hàng của EU cụ thể sẽ phụ trách điều hòa các quy tắc và phương pháp mà các ban ngành quốc gia có liên quan áp dụng. Họ còn có quyền giải quyết các mâu thuẫn và phối hợp hành động trong cuộc khủng hoảng.
Các Bộ trưởng Tài chính của EU đồng ý, cơ quan giám sát không thể chi phối chính phủ các nước EU trong việc làm thế nào để giải ngân vốn. Ngoài ra, các Bộ trưởng còn trình bày một trình tự khiếu nại đối với những quốc gia cho rằng quyết định giám sát sẽ ảnh hưởng đến quốc khố của họ.
nguồn: vitinfo.com.vn
Theo sự nhất trí của Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế - Tài chính EU, trong thời gian tới, tại EU, có 3 cơ quan chuyên giám sát và theo dõi hoạt động của các ngân hàng, các công ty bảo hiểm và thị trường chứng khoán tại các nước thành viên của khối (đó là Ủy ban Kinh tế-Tài chính, Ủy ban Chính sách kinh tế và Ủy ban Các dịch vụ tài chính). Bên cạnh đó, còn có một cơ quan chuyên giám sát và theo dõi các rủi ro lớn có thể sẽ xảy ra.
Thỏa thuận khung mà các Bộ trưởng đã đạt được sẽ được đệ trình lên Quốc hội châu Âu, do chính Quốc hội châu Âu đề xuất ý kiến sửa đổi. Song, một số thành viên trong Ủy ban kinh tế châu Âu gần đây cho biết, họ đang lo lắng khuôn khổ mới quá mềm yếu.
London (Anh) - "thủ đô tài chính châu Âu" lo ngại rằng việc giám sát thành phố đầy quyền lực London sẽ khiến những người đóng thuế Anh phải chịu nhiều chi phí. Chính phủ Anh lo lắng sự kiểm soát trung tâm tài chính London sẽ bị Ủy ban châu Âu EC giành mất. Họ yêu cầu phải bảo đảm những người nộp thuế không phải chịu ảnh hưởng bởi những quyết định thanh tra từ các cơ quan.
Một quan chức ngoại giao EU cho rằng, sau khi tiến hành thương lượng trong 5 giờ đồng hồ về những điều khoản cụ thể trong thỏa thuận, Anh Quốc mới cảm thấy rất hài lòng về việc các tổ chức giám sát tài chính sẽ không có quyền lực quá lớn.
Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling sau khi đạt được thỏa thuận bày tỏ rằng, tôi tin rằng, sự lớn mạnh của các dịch vụ tài chính Anh không chỉ phù hợp với lợi ích của nước Anh, mà còn phù hợp với lợi ích của châu Âu.
Ba cơ quan chuyên giám sát khối ngân hàng của EU cụ thể sẽ phụ trách điều hòa các quy tắc và phương pháp mà các ban ngành quốc gia có liên quan áp dụng. Họ còn có quyền giải quyết các mâu thuẫn và phối hợp hành động trong cuộc khủng hoảng.
Các Bộ trưởng Tài chính của EU đồng ý, cơ quan giám sát không thể chi phối chính phủ các nước EU trong việc làm thế nào để giải ngân vốn. Ngoài ra, các Bộ trưởng còn trình bày một trình tự khiếu nại đối với những quốc gia cho rằng quyết định giám sát sẽ ảnh hưởng đến quốc khố của họ.
nguồn: vitinfo.com.vn
Thời gian | |||||
---|---|---|---|---|---|
Sydney | Tokyo | Hà Nội | HongKong | LonDon | NewYork |
Prices By songphucgold | ||
---|---|---|
We Sell | We Buy | |
37.5g ABC Luong Bar | ||
5,383.70 | 4,948.70 | |
1oz ABC Bullion Cast Bar | ||
4,473.40 | 4,053.40 | |
100g ABC Bullion Bar | ||
14,289.50 | 12,989.50 | |
1kg ABC Bullion Silver | ||
1,709.40 | 1,359.40 |
Slideshow
Vàng Ngọc Thanh
Lễ trao giải thưởng vàng-đá quý NTGOLD
© 2011 Copyright By Ngoc Thanh songphucgold. All Rights Reserved.
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
Powered by: Ngoc Thanh songphucgold
- Đang online: 67
- Truy cập hôm nay: 1431
- Lượt truy cập: 7764363